Khản ăng sinh trưởng của các giống cà chua quả nhỏ

Một phần của tài liệu Xác định giống và biện pháp bón phân, tỉa nhánh thích hợp cho sản xuất cà chua quả nhỏ trong nhà có mái che (Trang 59)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Khản ăng sinh trưởng của các giống cà chua quả nhỏ

4.1.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống cà chua quả nhỏ.

Cây cà chua cũng như những cây trồng khác, để hoàn thành chu kỳ sống từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch cây cà chua cần phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng nhất định phát triển thân lá, hình thành hoa, đậu quả và quả chín. Tốc độ sinh trưởng của giai đoạn trước ảnh hưởng đến các giai đoạn sau, thời gian để hoàn thành mỗi giai đoạn dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc trưng của từng giống và chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng và nước… Tuy nhiên, bằng những biện pháp kỹ thuật phù hợp, tác

động đúng thời điểm cần thiết chúng ta có thể làm rút ngắn hoặc kéo dài hơn các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Do vậy, việc hiểu biết về thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu là yêu cầu cần thiết làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển theo hướng có lợi cho chúng ta, đồng thời hạn chế những tác động bất thuận của thời tiết tới cây trồng. Trong khuôn khổ thí nghiệm thực hiện trong nhà lưới nên các yếu tố ngoại cảnh bất thuận cũng không ảnh hưởng nhiều.

a. Thời gian từ gieo đến mọc

Ở giai đoạn vườn ươm cây con được chăm sóc trong điều kiện thuận lợi như: Điều kiện nhiệt độ, ẩm độđất và độẩm không khí thích hợp thì ở giai đoạn này cây con sinh trưởng phát triển rất tốt. Và nhiệt độ không khí vẫn là yếu tố

quyết định thời gian hoàn thành giai đoạn này. Hạt nảy mầm tốt ở 25-300c, nếu nhiệt độ <130c thì cây sẽ ngừng sinh trưởng cũng như không nảy mầm được. Quá trình nảy mầm bắt đầu với sự hấp thụ nước nhờ cơ chế hút trương của hạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Môi trường nước trong hạt cần để khởi động bộ máy chuyển hóa vật chất, có tác dụng phân giải tinh bột, chất béo và tổng hợp nhiều nguyên liệu quan trọng cho quá trình nảy mầm.

Chúng tôi tiến hành gieo hạt vào ngày 17 tháng 9 năm 2013, gieo trực tiếp vào khay nhựa trong vườn ươm trong khu nhà lưới. Sau đó 3-5 ngày thì tất cả hạt trong các công thức thí nghiệm đều mọc 100% (Bảng 4.1), trong đó giống Anh Đào 2 mọc sớm nhất (3 ngày), giống Hoàng Yến mọc chậm nhất là 5 ngày, 2 giống Vàng Anh và giống Thúy Hồng (đối chứng) sau 4 ngày gieo thì mọc. Như vậy, khoảng thời gian này hầu hết các giống đều mọc mầm rất nhanh do điều kiện khí hậu trong nhà vườn ươm rất thuận lợi về nhiệt độ (25-300C), tưới đủ nước cho hạt (tưới 2 lần/ngày) là hai yếu tố thích hợp nhất cho hạt nảy mầm thuận lợi.

Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống cà chua quả nhỏ trong nhà mái che.

Đơn vị: ngày Công thức Giống TG gieo đến mọc TG từ gieo đến trồng Thời gian từ trồng đến Tổng TGST Ra hoa đầu Đậu quả Thu quả đợt 1 Thu quả đợt cuối 1 Hoàng yến 5 23 23 28 68 147 174 2 Vàng anh 4 23 21 25 67 148 175 3 Thuý hồng (đ/c) 4 23 21 24 63 135 162 4 Anh Đào 2 3 23 25 29 70 137 164 b. Thời gian từ gieo đến trồng

Thời gian từ gieo đến trồng dài hay ngắn phản ánh khả năng sinh trưởng của cây con. Cây con đưa ra trồng yêu cầu có ít nhât 4-5 lá thật, cây khỏe, không bị sâu bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 cà chua quả nhỏ tham gia thí nghiệm ở giai đoạn cây con đều sinh trưởng tốt, sau gieo 23 ngày tất cả các giống đều có 4-5 lá thật, đáp ứng yêu cầu xuất vườn.

c. Thời gian từ trồng đến ra hoa

Đây là một trong những thời kỳ sinh trưởng quan trọng của cây để hoàn thành giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ này bao gồm các giai đoạn như: lớn lên về chiều cao cây, kích thước thân lá, phân hoá mầm hoa, hình thành nụ và hình thành hoa của cây cũng như khả năng đậu quả của các giống. Căn cứ vào độ dài thời gian của thời kỳ

này, người ta có thể xác định tính chín sớm hay chín muộn sinh học của giống. Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy, thời gian từ trồng đến ra hoa của các giống cà chua quả nhỏ dao động từ 21-25 ngày. Trong đó, giống Vàng Anh và Giống Thúy Hồng (đối chứng) có thời điểm ra hoa trùng nhau và sớm nhất (21 ngày), giống Hoàng yến ra hoa muộn hơn (23 ngày) và giống Anh Đào 2 ra hoa muộn nhất (25 ngày).

d. Thời gian từ trồng đến đậu quả

Đây là khoảng thời gian có ý nghĩa rất lớn quyết định đến năng suất cuối cùng của cây. Thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng giống,

điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc. Theo Kuo và cs (1998), sự thụ phấn có thể xảy ra từ 2-3 ngày trước khi hoa nở cho đến 3-4 ngày sau khi hoa nở. Trong điều kiện thuận lợi thì sau thụ phấn 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình thụ tinh và bầu noãn sẽ phát triển thành quả. Thời gian từ ra hoa đến đậu quả chịu tác

động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu quả, số

quả cũng như chất lượng quả. Thời gian từ trồng đến ra hoa và từ trồng đến đậu quả có tương quan chặt chẽ với nhau, giống nào ra hoa sớm thì sẽđậu quả sớm.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, Các giống cà chua quả nhỏ tham gia thí nghiệm đậu quả sau khi ra hoa 3-4 ngày. Các giống đều ra hoa sau trồng từ 24 - 29 ngày. Giống Vàng Anh và Thúy Hồng (đối chứng) ra hoa sớm nên đậu quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

đào 2 đậu quả sau trồng 25 ngày.

Vào thời điểm sau khi đậu quả, điều kiện ngoại cảnh bất thuận do cơn bão HaiYan xảy ra (ngày 10 -13/12). Cây trồng bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão như gãy đổ, ngập úng... Riêng với thí nghiệm thực hiện trong nhà lưới, thí nghiệm bị ảnh hưởng không đáng kể, cây chỉ hơi nghiêng nhẹ do gió to, sau đó cây sinh trưởng phát triển bình thường.

Nhìn chung quá trình ra hoa đậu quả của các giống trong thí nghiệm thuận lợi, nhiệt độ không khí trung bình thời điểm đó là 26,3 0C tương đương với nhiệt độ bên trong nhà lưới (Trần Thị Thu, 2008).

e. Thời gian từ trồng đến thu quảđợt 1

Sau khi đậu quả, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi quả sẽ phát triển nhanh tới kích thước tối đa trong khoảng nửa đầu thời gian từ ra hoa đến chín hoàn toàn. Sau đó chủ yếu tích lũy tinh bột và đường vào trong quả, hình thành pectin ở thịt quả (Trần Thị Minh Hằng, 1999). Giai đoạn chín trong quả cà chua diễn ra quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ và tạo ra các hợp chất đặc trưng.

Quá trình chín của quả phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm di truyền của giống. Song chúng chịu tác động của ngoại cảnh, nhiệt độ, độẩm …

Do điều kiện thời tiết vụ thu đông 2013 rất thuận lợi, nhất là trong điều kiện nhà lưới, nhiệt độ không khí trung bình là 24,60C (Số liệu khí tượng Hải Dương 2013) vào giai đoạn đậu quả nên quả chín nhanh, cho thu quảđầu tương đối sớm.

Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy các giống cà chua quả nhỏ bắt đầu cho thu hoạch sau 63-70 ngày. Giống Thúy Hồng (đối chứng) cho thu quả sớm nhất (63 ngày sau trồng) do cây ra hoa và đậu quả sớm hơn. Các giống còn lại đều cho thu hoạch quả đợt 1 muộn hơn giống đối chứng, giống Anh đào 2 cho thu quả đợt 1 muộn nhất (70 ngày sau trồng).

g. Thời gian từ trồng đến thu quảđợt cuối

Thời gian từ trồng đến thu quả đợt cuối phụ thuộc vào thời gian từ trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 năng chín tập trung của cà chua. Nếu giống chín rải rác, kéo dài, khi chín gặp mưa thì sẽ gây nứt quả ảnh hưởng đến chất lượng quả thương phẩm. Nhưng trong điều kiện nhà mái che có thể loại trừđược nhân tố này.

Thời gian này cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ

thuật. Từđó, chúng ta có thể tác động các biện pháp kỹ thuật, bố trí thời vụ hợp lý tạo điều kiện cho giống sinh trưởng phát triển thuận lợi, cho năng suất cao (Phạm Ngọc Tuấn, 2008).

Kết quả theo dõi cho thấy các giống khác nhau có thời gian thu hoạch lần cuối khác nhau. Thời gian cho thu hoạch cuối của các giống dao động từ 135 – 148 ngày. Các giống đều cho thu hoạch đợt cuối muộn hơn giống đối chứng Thúy Hồng (135 ngày). Thời gian kết thúc thu hoạch của 2 giống Vàng anh và Hoàng yến muộn nhất và tương đương nhau (Vàng anh 148 ngày, Hoàng yến 147 ngày).

Nhìn chung, các giống tham gia thí nghiệm có tổng thời gian thu hoạch khác nhau, dao động từ 67 - 81 ngày. Với điều kiện trồng trên đồng ruộng thì thời gian thu như vậy ảnh hưởng nhiều đến hình thái và chất lượng quả, nhưng trong điều kiện nhà mái che (nhà lưới) thì hầu như các giống đều không bị ảnh hưởng. Quả vẫn cho thu hoạch và đạt yêu cầu về chất lượng thương phẩm.

h. Tổng thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng là đặc điểm phản ánh đặc tính di truyền của giống,

đồng thời thể hiện phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh.

Thời gian sinh trưởng được tính từ lúc gieo đến thu quả đợt cuối. Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy tổng thời gian sinh trưởng của CTĐC - giống Thúy hồng ngắn nhất 162 ngày, tiếp theo là giống Anh đào 2 có tổng TGST là 164 ngày, hai giống Hoàng yến, Vàng anh có TGST lần lượt là 174, 175 ngày.

Ở thí nghiệm này, chúng tôi thấy trong cùng điều kiện chăm sóc thì các giống cà chua khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Giống đối chứng Thúy hồng ra hoa, đậu quả sớm, thời gian thu hoạch quả ngắn nên thời gian sinh trưởng cũng ngắn hơn. Giống Anh đào 2 ra hoa, đậu quả muộn, thời gian cho thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 quả ngắn nên thời gian sinh trưởng cũng chỉ dài hơn so với đối chứng ít ngày. Ngược lại, giống cà chua Vàng anh ra hoa, đậu quả sớm nhưng thời gian thu hoạch kéo dài nên có TGST dài nhất. Giống Hoàng Yến có thời gian sinh trưởng dài tương đương với giống Vàng anh cũng do thời gian thu hoạch quả dài.

4.1.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống cà chua quả nhỏ trong nhà mái che.

Thân cây là bộ phận chủ yếu mà các chất khoáng được lấy từ đất vận chuyển qua và cũng là nơi mà các chất hữu cơ sau khi được tổng hợp trên lá sẽ

vận chuyển đến các bộ phận của cây thông qua hệ thống mạch dẫn. Như vậy mối quan hệ giữa bộ phận bên trên và bộ phận bên dưới của cây được điều hòa là do thân cây, đảm bảo cho thân cây sinh trưởng và phát triển tốt tạo tiền đề cho cây có năng suất cao và chất lượng tốt.

Sự tăng trưởng chiều cao cây phản ánh tốc độ tăng trưởng qua các giai

đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Trong đó sự vươn cao của thân là một quá trình quan trọng đối với cây. Đặc điểm của thân cà chua phát triển theo kiểu lưỡng phân, các chùm hoa xuất hiện từ trên thân chính. Vì vậy thân chính có ý nghĩa quan trọng đến sản lượng cà chua. Chiều cao cây là sự kéo dài về số đốt và sự kéo dài của lóng thân. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, ngoài ra nó còn chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác, chếđộ phân bón.

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua quả nhỏ

tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.1 Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau là khác nhau. Giai đoạn 10- 20 ngày sau trồng, các giống cà chua quả nhỏ có tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm, trong giai đoạn này cây cà chua phải trải qua quá trình bén rễ hồi xanh 2- 5 ngày, khả năng hút nước và dinh dưỡng kém.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua

CT Giống

Lần theo dõi sau trồng (ngày) 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày 1 Hoàng yến 14,1 30,4 60,3 101,9 142,5 165,2 178,1 184,7 188,3 2 Vàng anh 30,6 50,6 82,6 126,3 164,9 191,2 202,3 209,7 212,8 3 Thuý hồng (đ/c) 30,5 47,1 77,7 109,9 137,3 150,4 161,8 167,3 169,6 4 Anh đào 2 14,4 36,5 66,5 107,3 130,7 140,6 154,6 161,3 165,5 Giai đoạn sau trồng từ 30-60 ngày, các giống cà chua bước vào giai đoạn ra hoa đầu, đậu quả đầu, đậu quả ổn định số lượng và lớn của quả. Trong giai

đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây rất nhanh, có sự khác biệt giữa các giống. Tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất là 30-50 ngày sau trồng, tốc độ

tăng trưởng trung bình của các giống từ 3,2-4,2 cm/ngày.

Giai đoạn từ 70-90 ngày sau trồng, chiều cao cây của các công thức tăng chậm dần. Nguyên nhân là do lúc này cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực, dinh dưỡng tập trung nuôi hoa, quả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sinh trưởng sinh dưỡng bị kìm hãm nên sự tăng chiều cao chậm lại.

Giai đoạn sau trồng 90 ngày chiều cao của các giống cà chua quả nhỏ dao

động từ 165,5 cm đến 212,8 cm. Giống Anh Đào 2 có chiều cao cây thấp nhất (165,5 cm), thấp hơn giống đối chứng Thúy hồng (169,6 cm), hai giống Hoàng yến và Vàng anh là giống sinh trưởng vô hạn, có chiều cao cây cao hơn giống

đối chứng (Hoàng yến cao 188,3 cm và 212,8 cm với giống Vàng anh).

Như vậy, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua quả nhỏ đều chậm ở giai đoạn đầu sau trồng, giai đoạn sau trồng 30-60 ngày tăng nhanh và chậm dần sau trồng 70-90 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua

0 50 100 150 200 250 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Một phần của tài liệu Xác định giống và biện pháp bón phân, tỉa nhánh thích hợp cho sản xuất cà chua quả nhỏ trong nhà có mái che (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)