6. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
* Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Cụ thể:
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động vốn.
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ - Quyết định bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm cũng như chế độ lương thưởng đối với các vị trí quản lý cấp cao của Công ty.
* Ban giám đốc
Ban giám đốc có chức năng và trách nhiệm như sau: Hội đồng thành viên Ban giám đốc Phòng Kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật Phòng Thí nghiệm Phòng Kế hoạch sản xuất Phân xưởng sản xuất số 1 Phân xưởng sản xuất số 2
43
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch của Hội đồng thành viên
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty
- Ban hành quy chế nội bộ Công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong công ty thuộc thẩm quyền của ban giám đốc
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty và một số chức năng khác.
* Phòng Kế toán
- Giúp việc cho ban Giám đốc về toàn bộ công tác hạch toán thống kê tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng các định mức chi phí, tìm nguồn vốn để thực hiện công tác hạch toán kế toán thống kê theo chế độ hiện hành.
- Tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hách toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước.
- Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khác hàng, tình hình nộp ngân sách Nhà nước.
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến nghị kịp thời nhằm tạo nền tình hình tài chính tốt nhất cho Công ty.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, tổ chức kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm.
* Phòng tổ chức – hành chính
- Tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật.
- Tham mưu cho ban Giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như: chế độ tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm.
44
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự
* Phòng Kế hoạch sản xuất
- Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khác hàng, tình hình nộp ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức lập kế hoạch tổng hợp, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dài hạn và ngắn hạn của Công ty. Lập kế hoạch vật tư và đơn hàng, vật tư nhập. Tham gia việc phân tích hợp đồng kinh tế.
* Phòng Kỹ thuật
- Thường xuyên kiểm tra giám sát để thực hiện các qui trình công nghệ, phát hiện các vướng mắc sai sót để giải quyết.
- Quản lí bảo dưỡng và có trách nhiệm sửa chữa toàn bộ trang thiết bị máy móc khi xảy ra hỏng hóc.
- Quản lí bảo dưỡng và có trách nhiệm sửa chữa toàn bọ trang thiết bị máy móc khi xảy ra hỏng hóc.
- Chịu trách nhiệm trước những sai sót, sai hỏng sản phẩm do việc thiết lập công nghệ không hợp lý.
- Hướng dẫn theo dõi giám sát việc áp dụng các kỹ thuật thiết kế mới ở từng bộ phận sản xuất để nâng cao mẫu mã chất lượng sản phẩm, xây dựng định mức vật tư nguyên liệu.
- Nghiên cứu để nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị cho hợp lý * Phòng Thí nghiệm
- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu dầu vào. - Nghiên cứu ứng dụng các loại nguyên vật liệu mới.
- Phân tích thành phần hoá học, chỉ tiêu lý hoá học của nguyên vật liệu. Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng, thành phần của sản phẩm.
- Tư vấn, nâng cao chỉ tiêu về thành phần, chất lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm…
45
* Các Phân xƣởng sản xuất
- Là đơn vị trực tiếp sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý vận hành các tổ máy, hệ thống thiết bị phụ an toàn, hiệu quả theo đúng phương thức và quy trình, quy phạm; - Bố trí đầy đủ và hợp lý nhân lực thực hiện các phương thức vận hành của các cấp. Điều độ theo đúng quy trình vận hành thiết bị của nhà máy;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm hiện hành;
- Thực hiện phương thức đưa thiết bị ra sửa chữa và tham gia nghiệm thu thiết bị đưa vào vận hành;
- Thực hiện thao tác chuyển đổi, khởi động các thiết bị dự phòng theo lịch chuyển đổi thiết bị;
- Phát hiện kịp thời các khiếm khuyết và trạng thái làm việc không bình thường của thiết bị. Tiến hành xử lý nhanh chóng, chính xác các sự cố của thiết bị theo đúng quy trình vận hành;
- Nắm vững tình hình thiết bị, ghi và tính toán các thông số vận hành đúng giờ, chính xác;
- Tổng hợp và báo cáo tình trạng vận hành thiết bị, các thông số kỹ thuật theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về các quy chuẩn, số lượng sản phẩm theo đúng kế hoạch đã được giao.
3.1.4. Môi trƣờng kinh doanh của Công ty 3.1.4.1. Môi trường bên ngoài.
- Khách hàng: Là các tổ chức cá nhân trong xã hội: Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp vừa là kinh doanh nội thương - ngoại thương, vừa tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ, nên khách hàng vừa là người tiêu dùng, các đại lý, các doanh nghiệp khác trên thị trường.
- Người cung ứng: Hoạt động kinh doanh của Công ty là tổng hợp. Với mảng kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà cung ứng của Công ty là các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước
46
- Đối thủ cạnh tranh: Với lĩnh vực kinh doanh khá phổ biến, đối thủ cạnh tranh là tương đối rộng, bao gồm các doanh nghiệp có tham gia kinh doanh các lĩnh vực mà ông ty TNHH Thương Mại Dược phẩm trang Ly đang tham gia.
- Các yếu tố về kinh tế-xã hội.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều chính sách mới đã được Nhà nước ban hành nhằm thúc đẩy sự phát triển cảu doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung. Nhất là trong xu thế mở cửa của nền kinh tế, hòa nhập với kinh tế trong vùng và trên thế giới, nhiều cơ hội và thử thách đang chờ đón Công ty.
Với tình hình thu nhập quốc dân tăng , lạm phát giảm và kiểm soát được tạo điều kiện cho Công ty về đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, còn có nhiều tồn tại bức xúc do biến động của tiền tệ Châu á, nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế có xu hướng chậm lại, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như của các doanh nghiệp khá nhiều. Đứng trước điều kiện kinh tế hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức cho Công ty.
- Điều kiện Pháp luật: Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát huy quyền tự chủ sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là hệ thống Pháp luật của Nhà nước đã từng bước hoàn thiện, tạo ra một hành pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa hội nhập Thế giới. Hội nhập vào nền kinh tế ASEAN tham gia AFTA và nhất là tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Để đáp ứng tình hình trên Nhà nước ban hành một số Luật Thương Mại, Hải quan, thuế… và một số văn bản hướng dẫn thực hiện một cách đúng đắn, thuận lợi các chủ chương. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ Pháp Luật.
3.1.4.2. Môi trường bên trong
- Nguồn nhân lực: Hiện nay, danh sách cán bộ công nhân viên của công ty có khoảng 200 người, bao gồm cả các thành viên ban lãnh đạo cấp cao của Công ty.
47
- Trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty tương đối cao chủ yếu là đại học và cao đẳng (Đối với hệ thống cán bộ nhân viên), trong đó có cả trình độ thạc sĩ.
Với cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực gọn nhẹ, nhà quản trị có thể điều phối và quán xuyến các hoạt động của Công ty đã ăn khớp, nâng cao năng xuất lao động bình quân.
- Năng lực tài chính của Công ty: Năng lực tài chính của Công ty khá ổn định, hầu hết đều có lợi nhuận và lợi nhuận khá cao trong những năm gần đây. Do đó, Công ty luôn đảm bảo được các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như đảm bảo cho chiến lược về nhân sự và chính sách đãi ngộ nhân sự nói riêng.
3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Để biết rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cũng như quy mô, xu hướng phát triển của Công ty, chúng ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly qua bảng 3.1 sau:
48
Bảng 3.1: Bảng báo cáo Kết quả kinh doanh, chỉ tiêu tài chính cơ bản trong ba năm gần đây
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 ST ST ST ST TL% ST TL% Tổng doanh thu 75.417 65.098 147.835 -10.319 -13,68 82.737 127,09 Các khoản giảm trừ + Giảm giá hàng bán + hàng bán bị trả lại 523 0 0 -523 -100 - -
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Doanh thu thuần 74.894 65.098 147.835 -9.796 -13,07 82.737 127,09
2.Giá vốn hàng bán 67.146 57.807 137.107 -9.339 -13,91 79.300 137,18
3. Lợinhuận gộp 7.748 7.291 10.728 -457 -5,90 3.437 47,14
4. Chi phí bán hàng 2.795 2.459 3.933 -336 -12,02 1.474 59,94
5. Chi phí quản lý DN 1.915 1.975 1.860 60 3,13 -115 -5,82
6. Chi phí tài chính 0 0 1.054 - - 1.054 100
7. lợi nhuận từ họat động K D 3.038 2.855 3.881 -183 -6,02 1.026 35,93
8. khoản thu nhập bất thƣờng 652 621 587 -31 -4,75 -34 5,47
9.Chi phí bất thƣờng 0,568 0,670 0,478 0,102 17,95 -0,192 -28,65
10. lợi nhuận bất thƣờng 651,432 620,33 586,522 -31,102 -4,77 -33,808 -5,45
11.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 3.690 3.476 4.468 -214 -5,80 992 28,53
12. thuế thu nhập phải nộp 882 869 953 -13 -1,47 84 9,66
13. lợi nhuận sau thuế. 2.808 2.607 3.515 -201 -7,16 908 34,83
49
Qua bảng số liệu ta thấy: Về tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 so với 2012 giảm, năm 2014 so với năm 2013 tăng đáng kể. Cụ thể: ở năm 2013 so với năm 2012 tổng doanh thu giảm dần đến doanh thu thuần cũng giảm, thêm vào đó các khoản giảm trừ (hàng bán bị trả lại) không những không tăng mà còn không có. Chứng tỏ hàng hoá của Công ty đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh, từ đó là cơ sở để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu.
Lợi nhuận gộp năm 2013 so với 2012 đã giảm 457(trđ) tương ứng với tỷ lệ giảm 5,9%. Chi phí bán hàng giảm 336 triệu đồng tương ưng với tỷ lệ giảm 12,02% cho thấy thực tế Công ty đã giảm được chi phí bán hàng khi mở rộng phạm vi kinh doanh. Đây là một biểu hiện tốt để tăng lãi ròng. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 60(trđ) hay 3,13% cho thấy Công ty phải chú ý đến chi phí của hoạt động quản lý .
Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 214(trđ) chủ yếu do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm183(trđ). Do vậy tổng lợi nhuận sau thuế cung giảm ở mức 201(trđ) tương ứng với mức giảm 7,16%.
Sang năm 2014 tổng doanh thu tăng 82737(trđ) so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ 127,09%. Lợi nhuận gộp tăng 3437(trđ) hay 47,14% ,nhưng lợi nhuận gộp có mức tăng thấp hơn doanh thu do giá vốn bán hàng tăng 79300(trđ) hay 137,18% . Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 1026(trđ) hay 35,93% với mức tăng thấp hơn so với doanh thu là do năm 2014 Công ty phải trả khoản chi phí tài chính lớn mà cụ thể là lãi vay ngân hàng với 1054(trđ). Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng là 908(trđ) tương ứng với 34,83%. Đây là bước khá tốt của công ty so với năm 2012 và 2013.
50
3.1.6. Khái quát tình hình nhân sự của Công ty TNHH Thƣơng mại Dƣợc
phẩm Trang Ly
Bảng 3.2: Bảng cơ cấu và tình hình nhân sự của công ty TNHH Thƣơng mại Dƣợc phẩm Trang Ly Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 I. Tổng số lao động 120 165 200 137,5 121,21 - Số lao động tăng 45 35
II. Cơ cấu lao động
1. Nam 70 95 114 135,71 120
2. Nữ 50 70 86 140 122.86
3. Lao động trực tiếp 90 135 160 150 118.51
4. Lao động gián tiếp 30 30 40 100 133.33 III. Trình độ lao động
1. Đại học , sau ĐH 15 15 17 100 113.33
2. Cao đẳng 30 45 43 150 95.56
3. Trung cấp, bằng nghề 75 105 140 140 133.33
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly
Tổng số lao động của Công ty dần qua các năm do mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên mức tăng không lớn, vì thế giữ được sự ổn định trong Công ty tránh những giao động trong công tác quản lý và ảnh hưởng tới năng suất lao động của Công ty.
Trong những năm qua, Công ty cũng có những biện pháp tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Công ty.
Công ty tạo nhiều điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng lao
51
động của Công ty tăng đều qua các năm, điều này có nghĩa tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối ổn định. Hiện nay tổng số lao động là 200 người trong đó lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng 80%, sở dĩ lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao như vậy là do đặc điểm của Công ty là sản xuất và thương mại.
Tuy nhiên số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học trong Công ty không tăng nhiều. Điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng tới trình độ của cán bộ quản lý trong Công ty. Cần phải có những biện pháp nâng cao năng lực của lao động lên nữa nhằm đảm bảo hiệu quả làm việc.
3.2. Thực trạng đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH Thƣơng mại Dƣợc phẩm Trang Ly
3.2.1. Đãi ngộ tài chính
3.2.1.1. Đãi ngộ thông qua tiền lương