6. Kết cấu của luận văn
2.3. Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu
Nghiên cứu của tác giả được xây dựng dựa trên mức độ đảm bảo cao về tính xác thực và độ tin cậy của thông tin. Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa vào các dẫn chứng như sau:
- Thứ nhất, mô hình nghiên cứu đã được phân tích dựa trên các lý thuyết đã được chứng minh trên thực tế và đã được công nhận trong các nghiên cứu trước đó. Ví dụ như lý thuyết về Quản trị nhân sự được sử dụng trong đề tài được lấy từ tài liệu nghiên cứu của các tác giả như: Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai viết trong giáo trình Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự được xuất bản tại Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà nội; Tác giả Đỗ Văn Phức viết trong giáo trình Quản lý nhân lực của doanh nghiệp được xuất bản tại nhà xuất bảnKhoa học và kỹ thuật, Hà Nội và một số tài liệu khác... Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các biến được thiết lập trong mô hình lý thuyết của các tác giả này.
- Thứ hai, phương pháp nghiên cứu đã được xây dựng phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của tác giả, cụ thể việc lựa chọn phương pháp định tính đã cho phép tác giả tiếp xúc và phỏng vấn thăm dò trực tiếp với người lao động thay vì gửi bảng hỏi để họ lựa chọn phương án, từ đó tác giả đã thu thập được nhiều thông tin và hiểu sâu hơn các quan điểm của người được hỏi.
- Nội dung phỏng vấn được đưa ra dựa trên các nghiên cứu trước đó cũng như đánh giá của các chuyên gia, thầy giáo hướng dẫn cũng như một nhóm nhỏ người được hỏi, vấn đề này được tính đến để điều chỉnh và thay đổi câu hỏi phù hợp hơn với mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng mời phỏng vấn là những người đã được lựa chọn có dụng ý với những người sẵn sàng trả lời câu hỏi , hiểu thực trạng về công viê ̣c , chế đô ̣ chính s ách của Công ty.
39
- Lịch trình và cách thức phỏng vấn lấy ý kiến được chuẩn bị kỹ càng đã tạo nên không khí thân thiện và thoải mái , giúp người tham gia trả lời dễ dàng đưa ra các ý kiến và nhâ ̣n đi ̣nh và mong muốn của bản thân.
40
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI DƢỢC PHẨM TRANG LY 3.1. Giớ i thiê ̣u khái quát về Công ty
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly.
Tên giao dịch: TRANG LY PHARMA TRADE COMPANY LIMITED Tên viết tắt: TRANG LY PHARMA CO., LTD
Ngày thành lập: 21/07/2001. Công ty có trụ sở chính tại: Số nhà 05 - G19, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Cơ sở sản xuất của Công ty tại địa chỉ: Số 106, Thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.Trải qua hơn mười năm duy trì và phát triển, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly đã không ngừng lớn mạnh. Đến nay, Công ty đã có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 6/11, đường số 6, Cư xá Bình Thới, phường 8, quận 11, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly hiện có hệ thống đại lý tại tất cả 64 tỉnh thành trong cả nước.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
3.1.2.1. Chức năng của công ty
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly có chức năng chủ yếu như sau:
- Buôn bán dược phẩm
- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng: chủ yếu là nguyên liệu, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất;
- Sản xuất hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, vật tư y tế tiêu hao dùng trong các cơ sở y tế;
- Sản xuất và đóng gói hàng lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm, thực phẩm chức năng và các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dùng cho con người.
3.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Với chức năng như trên, Công ty phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức nghiên cứu tốt thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt thị trường trong khu vực. Nắm vững nhu cầu thị hiếu tiêu dùng trên thị trường trong mọi thời
41
kỳ để hoạch định các chiến lược Marketting đúng đắn, đảm bảo cho kinh doanh của Công ty giữ vững thế chủ động, ít bị rủi ro và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh trên thị trường nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Nghiên cứu thị trường một cách toàn diện và chính xác, nắm bắt nhu cầu, giá cả và các điều kiện cạnh tranh để đề ra phương án hoạt động tốt nhất. Nghiên cứu và nắm vững môi trường pháp luật, kinh tế, văn hóa-xã hội bên trong cũng như bên ngoài, trong nước cũng như quốc tế để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật.
Tham gia đàm phán, ký kết trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình thức chào hàng và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế trên cơ sở đơn vị phải tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh trước Pháp luật.
Tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thgeo đúng chức năng để phục vụ nhu cầu kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Tổ chức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thông qua hội chợ triển lãm hoặc thông qua các phương tiện truyền thống, phòng trưng bày nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và phục vụ khách hàng.
42
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
* Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Cụ thể:
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động vốn.
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ - Quyết định bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm cũng như chế độ lương thưởng đối với các vị trí quản lý cấp cao của Công ty.
* Ban giám đốc
Ban giám đốc có chức năng và trách nhiệm như sau: Hội đồng thành viên Ban giám đốc Phòng Kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật Phòng Thí nghiệm Phòng Kế hoạch sản xuất Phân xưởng sản xuất số 1 Phân xưởng sản xuất số 2
43
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch của Hội đồng thành viên
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty
- Ban hành quy chế nội bộ Công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong công ty thuộc thẩm quyền của ban giám đốc
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty và một số chức năng khác.
* Phòng Kế toán
- Giúp việc cho ban Giám đốc về toàn bộ công tác hạch toán thống kê tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng các định mức chi phí, tìm nguồn vốn để thực hiện công tác hạch toán kế toán thống kê theo chế độ hiện hành.
- Tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hách toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước.
- Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khác hàng, tình hình nộp ngân sách Nhà nước.
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến nghị kịp thời nhằm tạo nền tình hình tài chính tốt nhất cho Công ty.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, tổ chức kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm.
* Phòng tổ chức – hành chính
- Tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật.
- Tham mưu cho ban Giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như: chế độ tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm.
44
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự
* Phòng Kế hoạch sản xuất
- Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khác hàng, tình hình nộp ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức lập kế hoạch tổng hợp, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dài hạn và ngắn hạn của Công ty. Lập kế hoạch vật tư và đơn hàng, vật tư nhập. Tham gia việc phân tích hợp đồng kinh tế.
* Phòng Kỹ thuật
- Thường xuyên kiểm tra giám sát để thực hiện các qui trình công nghệ, phát hiện các vướng mắc sai sót để giải quyết.
- Quản lí bảo dưỡng và có trách nhiệm sửa chữa toàn bộ trang thiết bị máy móc khi xảy ra hỏng hóc.
- Quản lí bảo dưỡng và có trách nhiệm sửa chữa toàn bọ trang thiết bị máy móc khi xảy ra hỏng hóc.
- Chịu trách nhiệm trước những sai sót, sai hỏng sản phẩm do việc thiết lập công nghệ không hợp lý.
- Hướng dẫn theo dõi giám sát việc áp dụng các kỹ thuật thiết kế mới ở từng bộ phận sản xuất để nâng cao mẫu mã chất lượng sản phẩm, xây dựng định mức vật tư nguyên liệu.
- Nghiên cứu để nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị cho hợp lý * Phòng Thí nghiệm
- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu dầu vào. - Nghiên cứu ứng dụng các loại nguyên vật liệu mới.
- Phân tích thành phần hoá học, chỉ tiêu lý hoá học của nguyên vật liệu. Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng, thành phần của sản phẩm.
- Tư vấn, nâng cao chỉ tiêu về thành phần, chất lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm…
45
* Các Phân xƣởng sản xuất
- Là đơn vị trực tiếp sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý vận hành các tổ máy, hệ thống thiết bị phụ an toàn, hiệu quả theo đúng phương thức và quy trình, quy phạm; - Bố trí đầy đủ và hợp lý nhân lực thực hiện các phương thức vận hành của các cấp. Điều độ theo đúng quy trình vận hành thiết bị của nhà máy;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm hiện hành;
- Thực hiện phương thức đưa thiết bị ra sửa chữa và tham gia nghiệm thu thiết bị đưa vào vận hành;
- Thực hiện thao tác chuyển đổi, khởi động các thiết bị dự phòng theo lịch chuyển đổi thiết bị;
- Phát hiện kịp thời các khiếm khuyết và trạng thái làm việc không bình thường của thiết bị. Tiến hành xử lý nhanh chóng, chính xác các sự cố của thiết bị theo đúng quy trình vận hành;
- Nắm vững tình hình thiết bị, ghi và tính toán các thông số vận hành đúng giờ, chính xác;
- Tổng hợp và báo cáo tình trạng vận hành thiết bị, các thông số kỹ thuật theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về các quy chuẩn, số lượng sản phẩm theo đúng kế hoạch đã được giao.
3.1.4. Môi trƣờng kinh doanh của Công ty 3.1.4.1. Môi trường bên ngoài.
- Khách hàng: Là các tổ chức cá nhân trong xã hội: Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp vừa là kinh doanh nội thương - ngoại thương, vừa tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ, nên khách hàng vừa là người tiêu dùng, các đại lý, các doanh nghiệp khác trên thị trường.
- Người cung ứng: Hoạt động kinh doanh của Công ty là tổng hợp. Với mảng kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà cung ứng của Công ty là các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước
46
- Đối thủ cạnh tranh: Với lĩnh vực kinh doanh khá phổ biến, đối thủ cạnh tranh là tương đối rộng, bao gồm các doanh nghiệp có tham gia kinh doanh các lĩnh vực mà ông ty TNHH Thương Mại Dược phẩm trang Ly đang tham gia.
- Các yếu tố về kinh tế-xã hội.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều chính sách mới đã được Nhà nước ban hành nhằm thúc đẩy sự phát triển cảu doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung. Nhất là trong xu thế mở cửa của nền kinh tế, hòa nhập với kinh tế trong vùng và trên thế giới, nhiều cơ hội và thử thách đang chờ đón Công ty.
Với tình hình thu nhập quốc dân tăng , lạm phát giảm và kiểm soát được tạo điều kiện cho Công ty về đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, còn có nhiều tồn tại bức xúc do biến động của tiền tệ Châu á, nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế có xu hướng chậm lại, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như của các doanh nghiệp khá nhiều. Đứng trước điều kiện kinh tế hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức cho Công ty.
- Điều kiện Pháp luật: Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát huy quyền tự chủ sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là hệ thống Pháp luật của Nhà nước đã từng bước hoàn thiện, tạo ra một hành pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa hội nhập Thế giới. Hội nhập vào nền kinh tế ASEAN tham gia AFTA và nhất là tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Để đáp ứng tình hình trên Nhà nước ban hành một số Luật Thương Mại, Hải quan, thuế… và một số văn bản hướng dẫn thực hiện một cách đúng đắn, thuận lợi các chủ chương. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ Pháp Luật.
3.1.4.2. Môi trường bên trong
- Nguồn nhân lực: Hiện nay, danh sách cán bộ công nhân viên của công ty có khoảng 200 người, bao gồm cả các thành viên ban lãnh đạo cấp cao của Công ty.
47
- Trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty tương đối cao chủ yếu là đại học và cao đẳng (Đối với hệ thống cán bộ nhân viên), trong đó có cả trình độ thạc sĩ.
Với cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực gọn nhẹ, nhà quản trị có thể điều phối và quán xuyến các hoạt động của Công ty đã ăn khớp, nâng cao năng xuất lao động bình quân.
- Năng lực tài chính của Công ty: Năng lực tài chính của Công ty khá ổn định, hầu hết đều có lợi nhuận và lợi nhuận khá cao trong những năm gần đây. Do đó, Công ty luôn đảm bảo được các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như đảm bảo cho chiến lược về nhân sự và chính sách đãi ngộ nhân sự nói riêng.
3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Để biết rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cũng như quy mô, xu hướng phát triển của Công ty, chúng ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly qua bảng 3.1