9. Cấu trúc của luận văn
1.2.4.2. Loại câu ghép đôi :
Loại câu này thường có hai dãy thông tin là câu dẫn và câu đáp, chúng thường ghép đôi với nhau theo kiểu tương ứng một - một. Hai dãy thông tin này không nên có số câu bằng để cho cặp ghép cuối cùng chỉ đơn giản gắn kết của sự loại trừ liên tiếp. Nhiệm vụ của người học sinh là ghép chúng lại một cách thích hợp.
* Ưu điểm: Dễ viết, dễ dùng, có thể dùng để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
* Nhược điểm: Không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn câu hỏi này để đo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
31
1.2.4.3. Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Loại câu này thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi có câu dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh phải lựa chọn: Câu trả lời đúng, câu trả lời tốt nhất, câu trả lời kém nhất hay câu trả lời không có liên quan nhất; hoặc có nhiều hơn một câu trả lời thích hợp.
Một câu hỏi nhiều lựa chọn gồm 2 bộ phận: câu dẫn và câu chọn. Trong câu chọn chia thành 2 loại: câu đúng (hoặc câu sai phải lựa chọn) và câu nhiễu.
- Câu dẫn: Ở đầu câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu trực tiếp hay một cách phát biểu không đầy đủ. Điều này có tác dụng như cách phát biểu để tạo ra một kích thích gợi ý câu trả lời cho học sinh.
- Câu chọn: Thường gồm từ 3 đến 5 câu là phù hợp, câu lựa chọn không nên quá ít (2 câu) hoặc quá nhiều (10 câu) dựa vào quy luật tâm lý và các quy luật xác suất thống kê.
+ Câu đúng: Là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn + Câu sai: Là câu kém chính xác nhất
+ Câu nhiễu: Là câu trả lời có vẻ hợp lý, chúng có tác động nhiều đối với học sinh có năng lực tốt và tác dụng thu hút đối với học sinh có năng lực kém. Nếu học sinh không nắm chắc vấn đề rất có thể “bị lừa” bởi đáp án gây nhiễu.
* Ưu điểm:
- Giáo viên có thể dùng loại câu trắc nghiệm này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau.
32
- Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên.
- Tính giá trị tốt hơn: Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau. Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, người ta có thể đo được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hoá... rất hữu hiệu.
- Tính chất khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ người chấm bài.
* Nhược điểm:
- Loại câu này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Hơn nữa, các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.
- Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn.
- Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ.
- Tốn kém giấy mực khi in loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
- Câu hỏi loại này có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn.
33
Có thể có những biến thể của loại câu hỏi nhiều lựa chọn. Các biến thể này đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu sâu. Một số biến thể rất nguy hiểm đối với những người soạn câu hỏi không thận trọng, phổ biến là 2 loại biến thể sau:
a. Câu hỏi nhiều lựa chọn có nhiều câu trả lời
b. Câu kết hợp: Loại câu này cho phép có thể có nhiều câu trả lời đối với một khối lượng tư liệu hạn chế.
1.2.5. Quy trình xây dựng đề kiểm tra TNKQ đánh giá năng lực học sinh:
Khi xây dựng một đề thi/ kiểm tra theo phương pháp sử dụng câu hỏi TNKQ để đánh giá năng lực của học sinh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có các khái niệm rõ ràng về các kết quả học tập dự định đánh giá (mong muốn học sinh đạt được mức kiến thức kỹ năng nào, phân bậc các kiến thức và kỹ năng đó, các tiêu chí đánh giá).
- Đề thi/ kiểm tra đáp ứng được mục tiêu của kỳ thi/ kiểm tra.
- Sử dụng các dạng thức thi/ kiểm tra khác nhau để loại trừ được nhược điểm của từng dạng thức.
- Dạng thức thi/ kiểm tra phải phù hợp với các kết quả học tập dự định đo lường, với các thông tin dự định phản hồi với học sinh.
- Có số lượng câu hỏi/ bài tập thích hợp để đánh giá đầy đủ và chính xác nhận thức của học sinh.
- Có các tiêu chí cụ thể để phân tích, lý giải các kết quả đạt được của học sinh.
- Có thông tin phản hồi kịp thời cho học sinh, nhấn mạnh những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.
34
- Kết quả đo lường phải hỗ trợ cho việc chấm điểm (đối với người học) và hỗ trợ hệ thống báo cáo của nhà trường.
Để đảm bảo các yêu cầu trên cần tuân thủ các bước soạn thảo chính theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu đề kiểm tra, các chủ đề cần kiểm tra trong
chương trình.
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra (kiểm tra 1 tiết hay học kì, dạng
đề trắc nghiệm hay tự luận, số lượng câu hỏi), từ đó:
- Tính trọng số các nội dung kiểm tra (tỉ lệ % các chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các cấp độ cần kiểm tra trong phạm vi kiểm tra).
- Tính số câu hỏi (hoặc chuẩn kiến thức, kỹ năng) ở các cấp độ cho các chủ đề.
Bước 3: Thiết lập khung ma trận: Mô tả yêu cầu cần kiểm tra và xây
dựng nội dung ma trận.
Bước 4: Sử dụng Thư viện câu hỏi, biên soạn câu hỏi theo ma trận. Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm. Bước 6: Thẩm định, hoàn thiện, bảo quản đề kiểm tra
1.2.6. Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:
Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy và kiểm tra đánh giá khác nhau, bài trắc nghiệm sẽ được xây dựng và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng cho hoạt động giảng dạy hoặc cho việc thích nghi với kế hoạch giảng dạy. Chính vì vậy mà trắc nghiệm phải rõ ràng, dễ hiểu, phải là thước đo cho việc đo lường đánh giá và được tính toán trong quá trình làm khung trắc nghiệm. Xây dựng câu hỏi cho bài trắc nghiệm được xem là một trong những khâu quan trọng bởi giá trị của bài trắc nghiệm được xác định và đánh giá thông qua chính những câu hỏi
35
trắc nghiệm đó. Theo tác giả Robert L.Linn và M. David trong tài liệu
Measurement and Assessmen in Teaching thì “…nếu lựa chọn cách trắc nghiệm mà không thích hợp với việc đánh giá kết quả học tập hay trong khi thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm mà có những sai sót về mặt chuyên môn hoặc chứa các đầu mối không có liên hệ với các câu trắc nghiệm có thể sẽ làm hỏng dàn bài đã chuẩn bị công phu trước đó". [17]
Có nhiều nguyên tắc và kỹ thuật trong khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng thông tin ở tài liệu Classroom Assessment-Principles and Practice for Effective Instruction (Chương 6 : Lập kế hoạch cho bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp và kiểm tra ngoài giờ) của tác giả James H. McMillan ; Allyn and Bacon cho thấy một nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn câu hỏi
trắc nghiệm khách quan và bài tập kiểm tra đánh giá là hãy lựa chọn những câu hỏi mà chúng cung cấp cho ta phép đo trực tiếp nhất những kết quả học tập dự định [16]. Và một điểm cần lưu ý nữa trong quá trình thiết kế là kỹ năng vận dụng và sắp xếp một cách đơn giản những câu hỏi và những câu gợi ý quan trọng nhằm giúp học sinh hiểu và trả lời chính xác những vấn đề được yêu cầu trong quá trình làm bài trắc nghiệm.
Để có một bài trắc nghiệm tốt, ngoài những điều đã đề cập trên, các câu hỏi trắc nghiệm nói chung cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
-Thiết kế đúng mục đích đo lường, đánh giá.
-Cung cấp được những đầu mối có xu hướng đo được sự sẵn sàng của học sinh trong việc kiểm soát được kiến thức mà bài trắc nghiệm dự kiến đo.
-Các câu hỏi trắc nghiệm nên được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Xếp các câu hỏi khó trước sẽ làm mất nhiều thời gian của học sinh, đồng thời còn làm ảnh hưởng đến giá trị và động cơ làm bài của học sinh.
36
-Tránh đặt câu hỏi theo hệ thống vì điều này dễ khiến cho học sinh đoán được câu trả lời đối với những câu trắc nghiệm dễ, làm giảm đi tính giá trị của bài.
Nói tóm lại, bất cứ khuyết điểm nào mắc phải trong khi thiết kế bài trắc nghiệm, bài kiểm tra cũng làm cho các chức năng trong dự kiến sẽ bị mất giá trị.
1.2.7. Cấu trúc và nội dung chính của một bài kiểm tra năng lực đọc hiểu Tiếng Anh (thông thường):
Nội dung câu hỏi
Phần1: 1 bài đọc kiểm tra ngữ pháp và từ vựng dạng điền
khuyết.
Phần2: 1bàiđọchiểudạnghỏi - đáp.
Phần3: 1bàiđọchiểudạnghỏi - đáp.
Phần4: 1 bài đọc hiểu dạng điền khuyết và hỏi - đáp
Thể loại câu hỏi
1. Câuhỏikiểmtrangữpháp 2. Câuhỏitừvựng(vocabulary) 3. Câuhỏiýchính(mainidea) 4. Câuhỏichi tiết(detail) 5. Câuhỏichỉ định(referent) 6. Câuhỏidiễnđạtlại(paraphrase) 7. Câuhỏimụcđích(purpose) 8. Câuhỏisuyluận(inference)
37
1.2.8. Phân tích câu hỏi thi, kiểm tra:
1.2.8.1. Phương pháp phân tích câu hỏi thi, kiểm tra theo lý thuyết khảo thí cổ điển: điển:
Một trong những ứng dụng của lý thuyết đánh giá cổ điển là phân tích câu hỏi thi, kiểm tra. Phân tích câu hỏi thi, kiểm tra là một quá trình xem xét chúng một cách kỹ lưỡng và có phê phán. Phân tích câu hỏi thi, kiểm tra nhằm làm tăng chất lượng của chúng, loại bỏ những câu hỏi quá tồi, sửa chữa những câu hỏi có thể sửa được và giữ lại những câu đáp ứng được yêu cầu.
Các phương pháp phân tích số liệu và bình phẩm, phê phán đều quan trọng để nâng cao chất lượng câu hỏi thi, kiểm tra.
* Phân tích câu hỏi TNKQ đa lựa chọn:
Khi phân tích câu hỏi TNKQ đa lựa chọn, có hai chỉ số cần quan tâm là
độ khó và độ phân biệt của câu hỏi.
Độ khó (p) của câu hỏi TNKQ: Là chỉ số nói lên chất lượng của các câu
hỏi, có hiệu nghiệm trong công tác phân tán điểm số. Như vậy, câu hỏi đặt ra là câu hỏi nên có độ khó như thế nào là thích hợp. Trong bài trắc nghiệm, khi các điều kiện khác nhau được đáp ứng như nhau thì điểm số sẽ có xu hướng phân tán nếu bài trắc nghiệm đó có độ khó trung bình.
Độ khó của câu hỏi được sử dụng rộng rãi đối với các câu hỏi Đúng/Sai, đa lựa chọn. Giá trị p là tỷ lệ thí sinh trả lời đúng so với tổng số thí sinh tham gia trả lời câu hỏi đó.
Ví dụ: Giả sử 100 thí sinh tham gia trả lời 1 câu hỏi nào đó và có 80 thí sinh trả lời đúng. Khi đó giá trị p = 80/100 = 0.80, cho biết có 80% thí sinh trả lời đúng. Nếu có 300 thí sinh nhưng chỉ có 225 thí sinh trả lời đúng thì giá trị
38
P có giá trị từ 0,0 đến 1,0. Giá trị của p càng giảm thì độ khó của câu hỏi càng tăng. Ngược lại, giá trị của p càng tăng thì độ khó của câu hỏi càng giảm.
Dự án phát triển giáo dục của ASEAN và Trung tâm Phát triển giáo dục Quốc gia Philippine (1982) đề nghị một thang tiêu chuẩn khác xác định cho chỉ số độ khó như sau: Khoảng giá trị: 0,05 – 0,95 Rất dễ 0,91 – 0,95 Dễ 0,76 – 0,90 Trung bình 0,25 – 0,75 Khó 0,10 – 0,24 Rất khó 0,05 – 0,09
Các giá trị p có thể giao động trong khoảng từ 0 đến 1. Với 0 có nghĩa là không có thí sinh nào trả lời đúng câu hỏi, còn với 1 có nghĩa là toàn bộ số thí sinh đã trả lời đúng câu hỏi. Phạm vi các giá trị của p có thể chấp nhận được là trong khoảng 0,05 – 0,95. Điều này có nghĩa là câu hỏi trắc nghiệm không quá khó hoặc quá dễ. P nhỏ hơn 0,05 hay lớn hơn 0,95 trên thực tế là bằng chứng xác nhận câu trắc nghiệm đó không phân biệt một cách đúng đắn giữa các nhóm cao và nhóm thấp.
Đối với câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn thì độ khó trung bình là:
Số lựa chọn Độ khó trung bình
5 0,60
4 0,63
3 0,67
39
Đây là do yếu tố đoán mò làm giảm phạm vi giá trị của p. Như trong câu hỏi 4 lựa chọn thì xác suất để trả lời câu hỏi chính xác bằng cách đoán mò là 0,25. Do đó phạm vi giá trị của p sẽ nằm trong khoảng từ 0,26 đến 1, bởi vậy giá trị trung bình của câu hỏi này sẽ là 0,63. Giá trị p của mỗi câu hỏi chưa nói lên được câu hỏi đó tốt hay chưa tốt, nhưng nó nói lên độ khó tương đối của câu hỏi đó đối với thí sinh tham gia trả lời. Nếu một nhóm thí sinh khác trả lời câu hỏi đó thì độ khó p có thể thay đổi, đó là do năng lực của các nhóm thí sinh có thể khác nhau.
Độ phân biệt (D) của câu hỏi trắc nhiệm:
Khi ra một câu hỏi hoặc một bài trắc nghiệm, người ta thường muốn phân biệt năng lực của từng nhóm thí sinh hay năng lực của các cá nhân thí sinh (giỏi, trung bình, kém...). Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt.
Độ phân biệt không chỉ giúp phân biệt năng lực thí sinh mà còn nói lên tính hiệu lực của trắc nghiệm. Nếu bài trắc nghiệm và câu hỏi đo cùng một miền đo, cùng một đặc tính thì những ai có kết quả thấp trên bài trắc nghiệm cũng là người có kết quả thấp trên câu hỏi trắc nghiệm và ngược lại. Như vậy, chỉ số D dương phù hợp với tiêu chuẩn này. Nếu một trắc nghiệm chỉ gồm toàn các câu hỏi có chỉ số D dương, tức là chỉ số gồm toàn những câu hỏi đo cùng một đặc tính với trắc nghiệm. Ngược lại, một trắc nghiệm có những câu hỏi có chỉ số D âm, tức là trắc nghiệm gồm cả những câu hỏi không cùng đo một đặc tính với trắc nghiệm.
40
Công thức tính độ phân biệt:
D =
C – T n
Trong đó: C: Số người trong nhóm năng lực cao trả lời đúng câu hỏi T: Số người trong nhóm năng lực thấp trả lời đúng câu hỏi