9. Cấu trúc của luận văn
1.2.3.1. Khái niệm về đọc hiểu :
Mặc dù không ai phủ nhận được tầm quan trọng của đọc hiểu, đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra các quan niệm khác nhau về đọc hiểu nhưng khó có thể xác định được đâu là định nghĩa cụ thể và chính xác nhất về đọc hiểu. Trải qua các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, định nghĩa về đọc hiểu cũng thay đổi.
Đầu tiên, theo William: đọc hiểu được coi là quá trình người đọc, nhìn,
giải mã và hiểu các ký tự được viết ra.[19]. Tuy nhiên, quan điểm này không
được nhiều nhà ngôn ngữ tán thành do nó coi đọc hiểu là một quá trình thụ động và chưa nhận thức được tầm quan trọng của người học và kiến thức nền
26
mà họ có.
Vào năm 1989, Dorit Sasson định nghĩa đọc hiểu là : Sự phỏng đoán
mang tính ngôn ngữ tâm lý trong đó người đọc chủ động sử dụng kiến thức nền và phỏng đoán của mình, để “tương tác” với văn bản thay vì dựa hoàn toàn vào việc dựng nghĩa từ các ký tự sẵn có trong văn bản.[18]. Quan điểm này đã
nhận được sự ủng hộ của nhiều độc giả cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học, tuy nhiên khái niệm này đã phủ định hoàn toàn tầm quan trọng của các yếu tố ngôn ngữ như từ vựng, cú pháp và cấu trúc câu.
Đầu những năm 1990, một định nghĩa rất mới về đọc hiểu được coi là bước tư duy đột phá của ngành ngôn ngữ và nhận được nhiều sự đồng tình nhất “đọc hiểu là quá trình trong đó người đọc vận dụng linh hoạt các kiến thức
dưới đây để có thể đọc tốt”
Swam (1995) đã đưa ra định nghĩa về người có kỹ năng đọc hiểu tốt đó là người có khả năng đọc chính xác và hiệu quả để có thể thu được tối đa thông tin của bài đọc mà không phải nỗ lực nhiều.
Mối quan hệ xã hội Kiến thức chung
Loại diễn ngôn Cấu trúc diễn ngôn Chức năng diễn ngôn
Cơ chế hội thoại Liên kết văn bản Ngữ pháp và từ vựng
Âm và chữ cái
Bottom - up
27
Theo Grellet (1985) đọc hiểu có nghĩa là thu thập được những thông tin yêu cầu trong bài đọc sao cho hiệu quả nhất có thể.
Tóm lại, đọc hiểu là quá trình mà người đọc có thể nhận ra dạng chữ viết trong bài đọc và hiểu được nội dung ẩn sau chữ viết đó.