Một số thang đo năng lực ngoại ngữ trên thế giới áp dụng tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (Trang 31)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.3. Một số thang đo năng lực ngoại ngữ trên thế giới áp dụng tạ

Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ để làm tiền đề cho việc tuyển chọn công dân, học viên, nhân viên...Trong số đó, phải kể đến một số chứng chỉ được công nhận rộng rãi như IELTS, TOEFL, TOEIC...

IELTS:

IELTS (International English Language Testing System) là một bài kiểm tra về sự thành thạo Anh ngữ. Bài thi được đồng diều hành bởi ba tổ chức là Đại học Cambridge (University of Cambridge), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc, được triển khai từ năm 1989. Người thi có thể lựa chọn giữa hai hình thức: Học thuật (Academic) hoặc đào tạo chung (General training module).

Loại hình học thuật dành cho những ai muốn học ở bậc Đại học hoặc học viên đào tạo sau đại học.

Loại hình đào tạo chung dành cho những ai muốn tham gia những khóa học nghề, tìm việc làm hoặc vì mục đích di cư.

IELTS được chấp nhận bởi phần lớn các học viện ở Australia, Anh, Canada, Ireland, New Zealand và Nam Phi, ngày càng nhiều các học viện ở Mĩ, và nhiều tổ chức nghề nghiệp. Nó cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với việc di cư đến Australia và Canada.

21

Bài thi IELST đánh giá toàn diện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Các thí sinh sẽ nghe chung phần Nghe và Nói trong khi phần thi Viết và Đọc sẽ khác biệt tùy theo việc thí sinh đăng ký hình thức thi Học thuật hay Đào tạo chung.

Thang điểm của IELTS là từ 1-9. Trên bảng kết quả của thí sinh sẽ thể hiện điểm của từng kỹ năng thi. Phần tổng điểm sẽ được tính dựa trên điểm trung bình cộng của 4 kỹ năng.

IELTS không có đậu và trượt. Một thang điểm 9 cấp độ được miêu tả như sau:

- 9 Thông thạo: Đã hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ với một sự phù hợp,

chính xác, lưu loát và thông hiểu hoàn toàn đầy đủ.

- 8 Rất tốt: Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ đôi khi mắc những lỗi

như không chính xác, không phù hợp nhưng lỗi này chưa thành hệ thống. Trong những tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu. Sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.

- 7 Tốt: Nắm vững ngôn ngữ, nhưng đôi khi có những sự không chính

xác, không phù hợp, không hiểu trong một số tình huống. Nói chung là sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp và hiểu những lí lẽ tinh vi.

- 6 Khá: Sử dụng ngôn ngữ tương đối hiệu quả tuy có những chỗ không

chính xác, không phù hợp, không hiểu. Có thể sử dụng và hiểu tốt ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt là trong những tình huống quen thuộc.

- 5 Bình thường: Sử dụng được một phần ngôn ngữ, nắm được nghĩa

tổng quát trong phần lớn các tình huống, dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng ngôn ngữ trong những lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.

22

- 4 Hạn chế: Có sự thành thạo cơ bản bị hạn chế trong những tình huống

quen thuộc. Thường có khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp.

- 3 Cực kì hạn chế: Có thể nói và hiểu trong những tình huống rất quen

thuộc. Thường thất bại trong giao tiếp.

- 2 Lúc được lúc không: Không có những giao tiếp thực sự ngoại trừ

những thông tin cơ bản nhất với những từ ngữ riêng lẻ hoặc những cú pháp ngắn trong tình huống thông thường để đạt được mục đích tức thời. Khó khăn lớn trong việc nói và viết tiếng Anh.

- 1 Không biết sử dụng: Hoàn toàn không có khả năng sử dụng tiếng

Anh ngoài vài từ riêng lẻ.

- 0 Bỏ thi: Không một thông tin nào để chấm bài. Người dự thi đã không

thể tham dự kì thi.

Kết quả của kỳ kiểm tra IELTS sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm.

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/IELTS truy cập ngày 30/8/2014).

TOEFL:

TOEFL (Test Of English as a Foreign Language) là bài thi được tiêu chuẩn hóa nhằm đánh giá khả năng thông thạo của người học và người dùng tiếng Anh (Mĩ), là thương hiệu bản quyền của Cơ quan khảo thí giáo dục Mĩ (Educational Testing Service - ETS). Bài thi lần đầu được tổ chức vào năm 1964.

Các dạng thi TOEFL: TOEFL trên giấy, TOEFL trên máy tính và TOEFL trên Internet.

Bài thi TOEFL kéo dài trong vòng 4 giờ và gồm 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kỹ năng. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học.

23

TOEFL không có đậu và trượt. Thang điểm của bài thi TOEFL là từ 0 - 120 điểm. Mỗi phần Nghe, Nói, Đọc, Viết có thang điểm từ 0-30 điểm. Tổng điểm của 4 phần sẽ là điểm của bài thi.

Kết quả bài thi TOEFL sẽ có hiệu lực trong 2 năm.

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/TOEFL truy cập ngày 30/8/2014).

TOEIC:

TOEIC (Test of English for International Communication) là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp dành cho người đi làm không phải là người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

TOEIC là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 200 câu hỏi. Những câu này chia đều cho hai phần - Nghe hiểu và Đọc. Bài thi kéo dài trong hai giờ. Mỗi thí sinh nhận được điểm độc lập cho hai phần thi nghe hiểu và đọc trên một thang điểm từ 5 đến 495 điểm. Tổng điểm cộng lại có thang từ 10 đến 990 điểm. Chứng chỉ TOEIC có 5 màu, tùy theo kết quả: Cam (10-215), Nâu (220- 465), Xanh lá cây (470-725), Xanh da trời (730-855) và Vàng (860-990).

Trong phần thi Nghe hiểu, các thí sinh phải lắng nghe các cuộc hội thoại ngắn, các câu, câu hỏi và các bài nói ngắn để trả lời câu hỏi. Phần này bao gồm 100 câu hỏi. Thí sinh sẽ hoàn tất phần thi Nghe hiểu này trong 45 phút.

Phần Đọc bao gồm 100 câu hỏi về đọc và chia làm 3 loại - câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai, và đọc hiểu. Thí sinh có thể trả lời các câu hỏi trong phần này tùy vào tốc độ làm bài của mình. Thời gian thi phần thì này là 75 phút.

TOEIC không có đậu và trượt. Chứng chỉ TOEIC có hiệu lực trong 2 năm.

24

Những điểm chung và khác biệt giữa các chứng chỉ IELTS, TOEFL và TOEIC:

Những điểm chung:

Là chứng chỉ quốc tế có giá trị cao, được thiết kế bởi các nước nói Tiếng Anh (Anh, Mỹ, Úc) và được các nước trên thế giới công nhận rộng rãi.

Có độ tin cậy cao, điểm chính xác và có tính hệ thống, được đánh giá bởi các chuyên gia người bản xứ.

Có đội ngũ kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn ôn tập rộng khắp ở nhiều khu vực.

Những điểm khác biệt:

Mục đích chính của TOEFL và IELTS là đánh giá trình độ Anh ngữ học thuật (English for academic purposes), giúp người thi đạt một trình độ Anh ngữ đủ để theo học các trường đại học quốc tế, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh. Bài thi TOEFL và IELTS bao gồm rất nhiều câu hỏi khó, đòi hỏi người thi phải có một trình độ khá cao về Anh ngữ.

Trong khi đó, bài thi TOEIC được thiết kế để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh giao tiếp nơi công sở (workplace English proficiency). Bài thi dành cho những nhân viên đến từ nhiều cấp bậc, vị trí khác nhau của công ty và yêu cầu về khả năng Anh ngữ của họ cũng khác nhau. Hầu hết các bài thi đều đưa ra những tình huống thực tế trong công việc, vì thế nó có khả năng đo lường trình độ Anh ngữ của người thi từ thấp nhất đến cao nhất mà không bắt buộc người thi phải có trình độ Anh ngữ quá cao.

25

Bảng 1.3: So sánh các chứng chỉ TOEIC, TOEFL iBT, IELTS

TOEIC TOEFL iBT IELTS

Tác giả Viện khảo thí Hoa Kỳ Viện khảo thí Hoa Kỳ Hội đồng Anh, IDP Úc

Số câu hỏi 200 câu

70 – 121 câu (chưa kể yêu cầu của phần

Nói và Viết)

80 câu (chưa kể yêu cầu của phần Nói và

Viết) Thời gian kiểm

tra 120 phút 200 – 270 phút 165 phút

Thang điểm 10 – 990 0 – 120 0 – 9

Hình thức làm

bài Trên giấy Trên máy

vi tính Trên giấy Kỹ năng đánh

giá Nghe, đọc hiểu Nghe, nói, đọc, viết Nghe, nói, đọc, viết Trình độ tối

thiểu

Tiền trung cấp (pre- intermediate) Trung cấp (intermediate) Trung cấp (intermediate) Mục đích đánh

giá Tiếng Anh Giao tiếp công sở Học thuật, hàn lâm Học thuật, hàn lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)