Nguyên nhân và đề xuất giải pháp:

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (Trang 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nguyên nhân và đề xuất giải pháp:

Qua việc phân tích kết quả bài Test CĐR kỹ năng đọc hiểu của sinh viên khóa 2011-2014 trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội, có thể thấy rằng kết quả đạt điểm trung bình trở lên chưa cao (khoảng 45% đến 55% tùy nhóm ngành). Không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, giữa sinh viên học tại trường với sinh viên học tại các cơ sở liên kết đào tạo, giữa sinh viên các nhóm ngành. Điều đó cũng có nghĩa rằng mức độ đạt CĐR kỹ năng đọc hiểu môn

78

Tiếng Anh sử dụng ở mức căn bản và độc lập là không cao (chỉ hơn 50%), không có sự khác biệt thống kê giữa các nhóm sinh viên.

Trao đổi với ThS Nguyễn Thị Liên - Chủ nhiệm Bộ môn Tiếng Anh, tác giả tìm hiểu được nguyên nhân của việc sinh viên chưa đạt kết quả cao khi thực hiện bài Test. Có các nguyên nhân sau:

1. Sinh viên thuộc hệ đào tạo Cao đẳng, với năng lực đầu vào không cao (trường tổ chức xét tuyển, sinh viên đạt từ 10 điểm trở lên sẽ được vào học tại trường).

2. Do phần lớn sinh viên đến từ các tỉnh xa, ít có điều kiện học ngoại ngữ từ nhỏ hoặc học không đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy lượng từ vựng của sinh viên không nhiều và ngữ pháp không chắc.

3. Sinh viên chưa ý thức được sự quan trọng của việc học ngoại ngữ, đến khi áp dụng chuẩn đầu ra thì sinh viên cũng chỉ cố gắng đạt mức qua. Chính vì vậy mà ở đợt thi CĐR do trường tổ chức, có hơn 80% số sinh viên đạt điểm trung bình trở lên ở lần thi 1, nhưng kết quả chủ yếu là mức trung bình.

4. Khi áp dụng bài Test, do thời gian làm bài là sau giờ học nên tâm lý của sinh viên cũng không thật sự chú tâm và thoải mái, chủ yếu là làm cho xong để được về.

5. Bài Test không có giá trị về điểm số đối với sinh viên nên có nhiều sinh viên không có sự cố gắng hoàn thành thành bài Test một cách tốt nhất.

* Đề xuất giải pháp:

Trong giai đoạn hiện nay, việc dạy và học ngoại ngữ đang là vấn đề rất được các ngành các cấp quan tâm. Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ của sinh viên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đối với việc đào tạo ngoại ngữ ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội như sau:

79

Thứ nhất, thường xuyên giáo dục cho sinh viên về sự cần thiết của ngoại ngữ đối với học tập và công tác sau này. Có dẫn chứng thực tế để khơi dậy sự hứng thú của sinh viên đối với việc học ngoại ngữ.

Thứ hai, nâng cao chất lượng giảng dạy, cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Thứ ba, chú trọng việc cho sinh viên thực hành, học nhóm.

Thứ tư, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm.

Thứ năm, tăng cường và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá. Bởi mỗi lần đánh giá thì sinh viên sẽ ý thức được phải cố gắng học để đạt điểm qua kỳ thi.

Đối với sinh viên, việc học ngoại ngữ cần phải kết hợp các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, nhưng kỹ năng đọc hiểu sẽ làm tăng vốn từ vựng và nắm chắc ngữ pháp, sẽ là tiền đề tốt để phát triển các kỹ năng khác.

80

KẾT LUẬN

Đào tạo ngoại ngữ đã được chú trọng ở Việt Nam trong những năm trở lại đây, tuy nhiên, phương pháp học, giáo trình, cách thức tổ chức giảng dạy chưa thực sự hiệu quả, dẫn tới một bộ phận sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc và nhà tuyển dụng trong việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ thời kỳ hội nhập. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, một trong số những nguyên nhân đó phải kể đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa hiệu quả, dẫn tới việc chưa đánh giá đúng kết quả học tập và năng lực của thí sinh, chưa đưa ra cách tiếp cận kiến thức dựa trên năng lực của sinh viên sao cho phù hợp nhất.

Nghiên cứu đánh giá năng lực đọc hiểu Tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội thông qua bài Test cho phép đi đến kết luận:

+ Năng lực đọc hiểu Tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội ở mức sử dụng căn bản và độc lập là chưa cao và vẫn còn nhiều sinh viên chưa đạt kết quả trung bình. Không có sự khác biệt thống kê giữa các nhóm sinh viên ( giới tính, ngành học, địa điểm học...).

+ Đánh giá năng lực đọc hiểu Tiếng Anh của sinh viên thông qua kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập. Kiến thức đã được giảng viên cung cấp đầy đủ từ những năm học phổ thông và chuyên nghiệp; tuy nhiên cần phải chú trọng phát triển kỹ năng cũng như thái độ học Tiếng Anh ở bậc chuyên nghiệp thì mới có thể phát huy được những kiến thức đã được học. Có một số hạn chế đối với sinh viên khi đọc hiểu Tiếng Anh, trước hết phải kể đến việc chuẩn bị tâm lý học tập, phương pháp học tập, đặc biệt là sinh viên chưa có phương pháp học Tiếng Anh phù hợp với mình.

81

+ Việc đánh giá năng lực Tiếng Anh theo Chuẩn đầu ra là vấn đề còn khá mới trong giáo dục chuyên nghiệp. Việc xây dựng khung chương trình phù hợp với năng lực của sinh viên và đáp ứng các tiêu chuẩn theo khung tham chiếu Châu Âu là tương đối khó khăn, phải áp dụng trong một vài năm mới có thể đưa ra khung chương trình tương đối hoàn chỉnh và phù hợp.

+ Giải pháp chính để nâng cao năng lực Tiếng Anh là cần thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập. Giáo viên cần biết những năng lực tiềm ẩn của sinh viên để có thể điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho mình. Sinh viên cần được phản hồi các thông tin kiểm tra đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh phương pháp học tập hoặc để xác định những học phần kiến thức cần được tăng cường…

Tóm lại, năng lực học tập là yếu tố hoàn toàn có thể đo được, kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập tạo nên năng lực của người học. Những yếu tố về giáo trình, giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, thái độ học tập, phương pháp học tập… là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học, năng lực học tập của sinh viên là phương pháp kiểm tra đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá có hiệu quả, chính xác thì mới xác định được đâu là nguyên nhân ở mỗi cơ sở đào tạo. Đến đây, cá nhân tác giả cho rằng, nếu coi chất lượng đầu vào, giáo trình, giáo viên, cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy ở mỗi trường là như nhau, thì việc xác định năng lực học tập của sinh viên là điều hoàn toàn có thể. Khi xác định được những điểm yếu, điểm mạnh trong việc học tập và giảng dạy thì mới có kế hoạch cải thiện và nâng cao. Việc kiểm tra, đánh giá năng lực sẽ không chính xác và hiệu quả nếu các trường không xác định được khung năng lực mà cơ sở đào tạo sẽ áp dụng, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào mục đích, mục tiêu dạy

82

học, chuẩn đầu ra của mỗi cơ sở đào tạo. Sinh viên khóa 2011-2014 trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội là đối tượng có thể nói chưa đáp ứng tốt yêu cầu đầu vào ở môn tiếng Anh, tuy nhiên sinh viên đã rất nỗ lực học hỏi và cải thiện kết quả học tập của mình.

* Hạn chế của đề tài nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng hết sức mình để xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu Tiếng Anh theo chương trình Chuẩn đầu ra, thực hiện việc đánh giá và phân tích kết quả. Tuy nhiên, tác giả còn một số hạn chế trong quá trình thực hiện nghiên cứu:

- Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức đánh giá, thu thập và xử lý số liệu nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu.

- Bộ công cụ được thiết kế theo đúng quy trình, tuy đảm bảo độ tin cậy nhưng kết quả thực hiện bài Test thu được chưa cao (do những nguyên nhân đã nêu ở trên).

- Việc đánh giá mức độ đạt CĐR năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh chỉ có giá trị trong phạm vi bài Test. Không thể từ kết quả trên mà kết luận rằng sinh viên khóa 2011-2014 có tỉ lệ đạt CĐR thấp. Bởi vì việc đánh giá sinh viên có đạt CĐR hay không còn phụ thuộc vào việc đánh giá các kỹ năng khác là Nghe, Nói, Viết nữa.

Trong nghiên cứu này với định hướng đánh giá năng lực đọc hiểu Tiếng Anh trong điều kiện thời gian và phạm vi còn hạn chế, tác giả mong rằng sẽ xây dựng được khung năng lực cụ thể hơn và đặc biệt hơn cho đối tượng là sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội, đồng thời có hướng nghiên cứu khung đánh giá năng lực cho kỹ năng nghe, nói, viết tiếng Anh cho SV cao đẳng ở những nghiên cứu tiếp theo.

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu của các tác giả trong nước

1. Vũ Cao Đàm, 2005. Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, (Xuất bản lần thứ mười một).

2. Nguyễn Kim Dung, 2010. Bài giảng Cách viết chuẩn đầu ra và xây dựng

đề cương chi tiết, Viện nghiên cứu giáo dục - Trường đại học sư phạm

Tp.HCM.

3. Nguyễn Hữu Châu, 2008. Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Giáo dục.

4. Lê Đức Ngọc và Trần Hữu Hoan, 2010. Chuẩn đầu ra trong giáo dục đại

học, Tạp chí Khoa học giáo dục số 55, tháng 04/2010.

5. Lê Đức Ngọc (2010), Tổng quan về chất lượng sản phẩm giáo dục đào tạo Đại học và xây dựng CĐR theo cách tiếp cận CDIO, Tọa đàm học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng CĐR với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm Đảm bảo chất lượng - Đại Học Ngoại Thương.

6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.

7. Nguyễn Đức Chính, 2002. Kiểm định Chất lượng trong Giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Lê Đức Ngọc, 2004. Nội hàm của chất lượng đào tạo (Đại học và Sau Đại học), Cuốn sách “Giáo dục đại học – Quan điểm và giải pháp”, Trung Tâm

84

9. Nguyễn Công Khanh, 2004. Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, NXB Chính trị Quốc gia.

10. Phạm Xuân Thanh, 2005. Giáo dục Đại học: Chất lượng và đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia.

11. Bùi Mạnh Nhị, 2004. Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục Đại học. B2004-CTGD-05, Đại học sư phạm Tp.HCM.

12. Vũ Thị Phương Anh, 2006. Khung trình độ chung Châu Âu (Common

European Framework) và việc nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại ĐHQG- HCM, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 9, Số 10.

B. Tài liệu của các tác giả nước ngoài

13. Adam, S., 2006. “An introduction to learning outcomes: A consideration

of the nature, function and position of learning outcomes inthe creation of the European Higher Education Area”, article B.2.3-1 in Eric Froment, Jürgen

Kohler, Lewis Purser and Lesley Wilson (eds.): EUA Bologna Handbook - Making Bologna Work (Berlin 2006: Raabe Verlag).

14. Rogers, S., 2003. Assessment for Quality Assurance, Rose - Hulman

Institute of Technology.

15. Harvey, L. & Green, D., 1993. Defining quality, Assessment and Evaluation in higher Education, Volume 18, pages 9-34.

16. James H. McMillan; Allyn and Bacon. Classroom Assessment-Principles

85

17. Robert L.Linn and M. David, 2009. Measurement and Assessmen in Teaching.

18. Dorit Sasson, 1990. Improving ESL reading skill, Oxford University

19. Williams, E.,1984. Reading in a Language Classroom. London:

Macmillan.

20. Rivers, W. M. & Temperley, M. S.,1978. A practical Guide to the Teaching.Cambridge University Press.

21. Karlin, R & Karlin, A. R. (1987). Teaching Elementary

Reading: Principle and strategies (4th Ed.). Harcourt Brace Jovanovich Publishers.

22. Mumby, J. (1978). Communicative syllabus design. Cambridge:

Cambridge University Press.

23. Mann, M & Taylore-Knowles, S. (2003). Reading skills for First

Certificate.Macmillan Publishers Ltd.

C. Các văn bản pháp quy

24. Thông tư số 09/2009/TT-BGD ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

25. Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Đại học năm học 2009-2010.

86

26. Quy định về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Ban hành kèm theo Quyết định số: 2196/BGDĐT ngày 22 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

27. Quy định về Quy trình và Chu trình kiểm định chất lượng giáo dục trường Đại học, Cao đẳng, TCCN, Ban hành kèm theo Quyết định số: 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

28. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học, ban hành kèm theo Quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

29. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng, ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

30. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số: 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

31. Quy định về chuẩn đầu ra hệ cao đẳng ngành đào tạo Tiếng Anh (English Language) trường đại học Sư phạm TP HCM.

87

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng biểu khi thử nghiệm bộ công cụ

Phụ lục 1.1. Câu lệnh phân tích bằng phần mềm Quest

Header vu

set width =132 ! page set logon >- vu.log data_file vu.dat codes ABCDF

format V1 1-4 items (t5,20a1)

key BBCDDACDABBBCDDACDAB! score=1 scale 1-20 !vu

estimate ! iter=100;scale=vu show ! scale=vu >- vu.map

show cases!scale=vu; form=export; delimiter=tab >- vu.cas

show cases!scale=vu >-vu.cas show items!scale=vu >-vu.itm itanal ! scale=vu >- vu.ita quit

88

89

90

Phụ lục 1.4. Phân tích câu hỏi của bộ công cụ ( Item estimate)

--- Item Analysis Results for Observed Responses 28/4/14 10:34 all on vu (N = 50 L = 20 Probability Level= .50) ---

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh của sinh viên khóa 2011-2014 trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)