9. Cấu trúc của luận văn
1.2.2.2. Bậc năng lực theo khung tham chiếu Châu Âu
Theo nhà nghiên cứu Vũ Thị Phương Anh (2006), sự phát triển trình độ ngôn ngữ của một người từ lúc chưa biết gì đến lúc hoàn toàn thành thạo như một người bản ngữ có học là một quá trình hết sức lâu dài, vì vậy việc phân chia trình độ ngoại ngữ ra nhiều mức độ khác nhau là rất cần thiết. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều cách phân chia trình độ ngoại ngữ sử dụng các thang đo khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa của các thang đo này thường rất mơ hồ, gây trở ngại cho việc chuyển đổi và công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống. Chẳng hạn, một sinh viên đạt điểm Ielts sẽ được quy đổi như thế nào về thanh điểm Toefl, Toeic? Tương tự như ở Việt Nam, trình độ ngoại ngữ được phân
17
làm ba cấp: A (sơ cấp), B (trung cấp), C (nâng cao), nhưng cụ thể người học ở mỗi trình độ có thể làm được những gì thì hầu như chẳng có ai có thể mô tả rõ ràng. Trên thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp người được cấp chứng chỉ trình độ B ở nơi này cao hơn hoặc thấp hơn người được cấp chứng chỉ trình độ B ở nơi khác.
Để giải quyết vấn đề trên, Khung trình độ chung Châu Âu đã đưa ra một khung quy chiếu chung về năng lực ngoại ngữ của người học bao gồm 6 mức trình độ như sau:
- Trình độ A (sử dụng căn bản) gồm 2 mức là A1 (giao tiếp theo "công thức") và A2 (giao tiếp đơn giản).
- Trình độ B (sử dụng độc lập) gồm 2 mức là B1 (giao tiếp độc lập trong một số tình huống hạn chế) và B2 (giao tiếp độc lập trong những tình huống quen thuộc).
- Trình độ C (sử dụng thành thạo) gồm 2 mức là C1 (giao tiếp chủ động và thành thạo trong nhiều tình huống đa dạng) và C2 (giao tiếp chủ động và thành thạo trong hầu hết các tình huống).
Bảng 1.1 . Khung quy chiếu trình độ chung - Thang đo Tổng quát
Năng lực Cấp
độ Mô tả năng lực
Sử dụng
thành thạo C2
Có khả năng hiểu một cách dễ dàng những thông tin đọc và nghe được. Tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác
18
nhau, tái cấu trúc các lập luận và miêu tả thành một trình tự gắn kết. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác, phân lập các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình huống phức tạp.
C1
Có khả năng hiểu đa dạng các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp nhiều khó khăn. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công việc. Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp, sử dụng linh hoạt các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức năng.
Sử dụng độc lập
B2
Có khả năng hiểu các ý trong văn bản phức tạp về các chủ đề trừu tượng cũng như phi trừu tượng, bao gồm những thảo luận về các vấn đề kỹ thuật trong từng chuyên ngành của người học. Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát với người bản địa, không gây sự hiểu lầm giữa đôi bên. Có khả năng sử dụng các câu chi tiết, rõ ràng trong nhiều chủ đề khác nhau, bày tỏ quan điểm về một vấn đề cũng như so sánh những ưu, nhược điểm của từng đề tài trong các bối cảnh khác nhau.
B1
Có khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ thông qua các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học hay khu vui chơi...Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp. Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản trong các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân. Có thể miêu tả các sự kiện, các
19
trải nghiệm, giấc mơ hay tham vọng của mình và đưa ra những nguyên nhân, giải thích cho các ý kiến và dự định đó.
Sử dụng căn bản
A2
Có thể hiểu câu và các cụm từ thông thường trong những hầu hết các chủ đề quen thuộc (ví dụ: thông tin cơ bản về bản thân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, vấn đề việc làm). Có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc. Có thể dùng từ vựng đơn giản để miêu tả lý lịch cá nhân, bối cảnh trực tiếp hay những chủ đề về các nhu cầu cấp bách.
A1
Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn giản và cơ bản nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể. Có khả năng giới thiệu bản thân và những người khác, có thể hỏi và trả lời các câu hỏi về bản thân như nơi sinh sống, những người quen biết hay những vật dụng sở hữu. Có thể giao tiếp một cách đơn giản, nói chậm rãi, rõ ràng và sẵn lòng nhận trợ giúp.
Bảng 1.2. Bảng tự đánh giá theo khung Châu Âu (kỹ năng đọc hiểu)
Cấp độ Năng lực
A1 Có thể hiểu những chỉ dẫn, thông báo đơn giản liên quan đến các chủ điểm gần gũi, quen thuộc.
A2 Có thể hiểu nội dung chính những bài đọc ngắn, đơn giản, quen thuộc.
B1 Đọc hiểu nội dung chính các tài liệu phổ thông liên quan đến các vấn đề văn hoá, xã hội quen thuộc.
B2 Đọc hiểu các thông tin cần thiết và thâu tóm được ý chính các văn bản liên quan đến chuyên môn và nghề nghiệp.
20
C1 Có thể đọc đủ nhanh để nắm bắt các thông tin cần thiết qua các phương tiện thông tin đại chúng và tài liệu phổ thông.
C2 Có thể hiểu các tài liệu, thư tín, báo cáo và hiểu nội dung cốt yếu của các văn bản phức tạp.