Mỗi doanh nghiệp có một tiềm năng riêng nhất định, nó phản ánh thế lực của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cần phải đánh giá tiềm năng đó một cách chính xác để phục vụ cho việc khai thác thời cơ. Một chiến lược không được xây dựng trên cơ sở tiềm năng đã đánh giá thì sẽ bị thất bại và kéo theo sau đó là các chi phí phát sinh vô ích.
- Tình hình máy móc thiết bị, công nghệ hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất, chi phí tạo nên sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, đồng thời là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm, tính tiên tiến của sản phẩm.
- Uy tín của doanh nghiệp: đây là tài sản vô hình, nó không dễ gì mà có trong thời gian ngắn. Uy tín của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm tốt hơn vì vậy các doanh nghiệp phải có sự cố gắng vươn lên trong sản xuất kinh doanh để củng cố uy tín của mình.
- Sản phẩm và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp: Điều quan tâm đầu tiên đối với người tiêu dùng, cũng như đối với nhà sản xuất là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có thể đưa doanh nghiệp tới đỉnh cao của doanh lợi hoặc nó có thể đưa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người ta nói rằng; doanh nghiệp đạt cả danh và lợi khi sản phẩm có chất lượng cao, nó làm tăng nhanh tốc độ thị tiêu thụ sản phẩm, tạo khả năng sinh lời nhanh, tạo ra ấn tượng tốt, sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp làm cho uy tín của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Mặt khác nó có thể giúp doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.
- Giá cả sản phẩm: giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu trên thị trường. Giá cả là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm. Khâu nghiên cứu giá cả cho tiêu thụ sản phẩm là khâu khôngthể thiếu được trong quá trình kinh doanh nói chung. Mức giá cả mỗi mặt hàng cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, tuỳ theo sự thay đổi của quan hệ cung cầu và sự vận động của thị trường. Việc xác lập giá cần được đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa hoặc lợi nhuận bình quân, thấp nhấp cũng đạt lợi nhuận tối thiểu. Nghĩa là: giá cả của một đơn vị sản phẩm hàng hoá luôn phải lấy tổng chi phí sản xuất ra nó và chi phí tiêu thụ nó làm cơ sở. Vì vậy, muốn có giá hợp lý cần phải xác định đúng đắn chi phí sản xuất, tổng chi phí của nó. Các doanh nghiệp luôn phải giải đáp câu hỏi: “ bán hàng với mức giá bao nhiêu mà không mất khách” và giá nào sẽ mang lại mức doanh thu lớn nhất.
- Trình độ của lực lượng lao động: đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao và lòng hăng say làm việc là yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì khi tay nghề cao cộng thêm ý thức của người lao động trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất từ đó có thể đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VIỆT LÂM