Nang ống mật chủ

Một phần của tài liệu Siêu âm túi mật và đường mật (Trang 46)

3. Đ-ờng mật ngoài gan 1 Giải phẫu bình th-ờng

3.3.2.Nang ống mật chủ

Nang ống mật chủ là một bất th-ờng hiếm của hệ thống đ-ờng mật biểu hiện bằng giãn dạng nang của đ-ờng mật trong gan và ngoài gan hoặc cả hai. Nang ống mật chủ th-ờng liên quan đến ống mật chung. Nữ chiếm -u thế, 60% các ca biểu hiện tr-ớc 10 tuổi, mặc dù có thể biểu hiện lúc sinh hoặc ng-ời lớn. Bối cảnh lâm sàng rất biến đổi từ không có triệu chứng tới tam chứng cổ điển: đau, vàng da, khối ổ bụng. Nguyên nhân có thể là hợp nhất bất th-ờng giữa ống mật chủ và ống tụy chính ở vị trí cao tạo ra một ống chung dài bất th-ờng, hậu quả là thành của ống mật chủ bị yếu do trào ng-ợc các enzyme vào đ-ờng mật. Nang ống mật chủ có thể chia thành 5 loại (theo Savader SJ) (H 68).

Hình 68. Biểu đồ phân loại nang ống mật chủ.

IA: giãn dạng nang của OMC. IB: giãn khu trú của OMC. IC: giãn hình thoi của OMC. II: túi thừa từ OMC.

III: sa lồi OMC

IVA: nhiều nang đ-ờng mật trong và ngoài gan.

IVB: nhiều nang OMC

V: Nhiều nang đ-ờng mật trong gan (bệnh caroli).

1. Nang loại 1 chiếm 80% đến 90% các ca. 2. Nang loại 2 chiếm 2%.

3. Nang loại 3 chiếm 1% đến 5%, chỉ liên quan đến phần trong tá tràng 4. Nang loại 4A hay gặp (19%) hơn loại 4B.

5. Nang loại 5 hay bệnh Caroli. Khoảng 2/3 các bệnh nhân với bệnh Caroli có nang đ-ờng mật ngoài gan.

Trên siêu âm, nang loại 1 hay gặp nhất xuất hiện là một nang trống âm liên tiếp với ống mật chủ và tách biệt với túi mật (H 69A, 69B và 69C). Các nang ống mật chủ thông với ống mật chung, các nang lớn có thể có bùn mật. Chẩn đoán phân biệt gồm nang gan, nang giả tụy (H 70) và phình động mạch gan. Các biến chứng ở ng-ời lớn gồm tạo sỏi trong nang, nhiễm khuẩn thứ phát, vỡ nang gây viêm phúc mạc mật, viêm tụy, và huyết khối tĩnh mạch cửa. Tỷ lệ ung th- biểu mô đ-ờng mật trong nang ống mật chủ là cao.

Hình 69A. Nang ống mật chủ loại 1A. Cắt dọc thấy một nang lớn (C) ở ống mật chung, có bùn mật ở phần thấp của nang. D, ống gan chung; P, thân tĩnh mạch cửa

Hình 69B. Nang ống mật chủ (C) loại 1B kích th-ớc nhỏ (2cm) d-ới dạng giãn khu khú của ống mật chung (D). P, tĩnh mạch cửa

Hình 69C. Nang ống mật chủ (C) kích th-ớc lớn (5cm) d-ới dạng một túi thừa mọc từ ống mật chung (D). P, tĩnh mạch cửa.

Hình 70. Cắt ngang đầu tụy. Nang ống mật chủ (C) có thể giống một nang giả tụy. A, động mạch chủ; V, gan trái

3.4. Tắc mật

Siêu âm vẫn là ph-ơng tiện đ-ợc lựa chọn đầu tiên để đánh giá đ-ờng mật bởi vì nó có khả năng phân biệt giữa vàng da tắc mật và không tắc mật ở trên 90% các ca. Nó cũng đ-ợc dùng để xác định mức tắc và nguyên nhân gây tắc mật (bảng 11). Mức tắc có thể đ-ợc chia thành (1) rốn hay cửa gan, (2) trên tụy, (3) tụy.

1. Tắc ở mức rốn gan hay cửa gan hầu nh- hay gặp do u, hay gặp nhất là ung th- biểu mô đ-ờng mật và ít gặp hơn là do hạch di căn.

2. Mức trên tụy đ-ợc định nghĩa là giữa tụy và cửa gan; th-ờng do khối u nguyên phát và u di căn, sỏi và viêm chít hẹp.

3. Mức tụy là vị trí tắc hay xảy ra nhất, nguyên nhân gồm sỏi ống mật chủ, u và khối viêm ở đầu tụy và u lành tính hoặc chít hẹp đầu d-ới của ống mật chủ. Chít hẹp lành tính th-ờng do viêm (viêm đ-ờng mật) hoặc phẫu thuật đ-ờng mật tr-ớc đó. Trên siêu âm, chít hẹp th-ờng không nhìn thấy, và giãn ống mật chung th-ờng dừng đột ngột ở mức chít hẹp.

Bảng 11. Tắc mật ở ng-ời lớn Bệnh lành tính

Ung th- biểu mô tụy

Ung th- biểu mô quanh bóng Ung th- biểu mô đ-ờng mật Bệnh di căn

Bệnh lành tính

Sỏi

Viêm tụy

Viêm đ-ờng mật xơ cứng Chít hẹp sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Siêu âm túi mật và đường mật (Trang 46)