Nguồn ứng viên:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu đồng nai (Trang 44)

Nguồn ứng viên từ trong nội bộ doanh nghiệp

Có nhiều nguồn cung cấp ứng viên vào các chức vụ trống của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức, nhưng hình thức tuyển chọn những nhân viên từ trong nội bộ của doanh nghiệp thường được ưu tiên hàng đầu do các ưu điểm: Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm. Họ đã làm quen hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp, do đó mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc mới và biết cách làm thế nào để đạt được mục tiêu của công ty một cách nhanh nhất.

Hình thức tuyển dụng này cũng tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên, kích thích họ làm việc tích cực hơn, sáng tạo hơn với hiệu suất cao hơn mà chi phí tuyển dụng lại thấp.

Tuy nhiên, hình thức tuyển dụng này có một số hạn chế: Dễ nảy sinh sự bất mãn cho ứng viên không được chọn, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, không phục tùng hoặc thành lập nhóm chống đối. Có thể gây nên hiện tượng chai lì, thiếu sáng tạo, không tạo bầu không khí thi đua làm việc do người được đề bạt thường vận dụng những phương pháp làm việc theo nếp cũ.

Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp Thông qua quảng cáo

Hình thức này thu hút ứng viên rất hữu hiệu, đặt biệt đối với các doanh nghiệp lớn. Có ưu điểm là nhanh chóng cập nhật nhu cầu của nhà tuyển dụng, số lượng lớn và đây cũng là dịp để doanh nghiệp giới thiệu đến người tiêu dùng. Tuy nhiên chi phí rất cao.

Trung tâm giới thiệu việc làm

Hình thức tuyển dụng này ưu điểm là nhanh, tiết kiệm thời gian tuyển dụng, giải quyết nhu cầu nhân lực với số lượng lớn.

Tuy nhiên có thể vì doanh thu cho nên ứng viên không đảm bảo, trình độ chuyên môn của các ứng viên trung tâm giới thiệu việc làm thường thấp, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cung cấp ứng viên. Vì vậy doanh nghiệp chỉ nên tuyển nhân viên theo phương thức này khi yêu cầu về trình độ các ứng viên không cao.

Từ các trường đại học

Các ứng viên được đào tạo kiến thức có hệ thống, họ là những người trẻ, năng động sáng tạo, nhiệt tình cao, khả năng tiếp thu kiến thức nhạy bén, có thể đào tạo theo mong muốn của nhà tuyển dụng, có thể cung cấp với số lượng lớn.

Tuy nhiên phần đông các ứng viên từ nguồn này chưa có kinh nghiệm làm việc, kiến thức xa vời thực tế, hơn nữa chất lượng đào tạo ở các trường không giống nhau. Để khắc phục vấn đề này các doanh nghiệp nên thiết lập quan hệ với các trường thông qua truyền thống, trao học bổng, cập nhật nắm bắt thông tin về chất lượng đào tạo của các trường hay đến quảng cáo về doanh nghiệp trong các dịp sinh viên sắp tốt nghiệp, ngày hội việc làm sinh viên.

Từ các doanh nghiệp cạnh tranh

Hình thức tuyển dụng này có ưu điểm là không tốn chi phí đào tạo, huấn luyện tay nghề. Tuy nhiên phải thường xuyên thỏa mãn về yếu tố tâm lý xã hội của ứng viên. Ở phương đông tuyển dụng từ nguồn này có những quan điểm chưa thể chấp nhận, đặt biệt ở Nhật rất kỵ phương án này.

Ứng viên tự nộp đơn xin việc

Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, vì cần việc làm nên họ dễ dàng chấp nhận những công việc có mức lương thấp, điều kiện làm việc... thấp hơn người khác, họ sẵn sàng làm những công việc khó khăn. Tuy nhiên không phải các ứng viên tự nguyện là người doanh nghiệp cần tuyển. Trong trường hợp không có nhu cầu cũng nên lưu hồ sơ của họ lại khi cần.

Nhân viên cũ của công ty:

Theo quan điểm của trường phái Á Đông là không nên tuyển dụng từ nguồn này, họ cho rằng các ứng viên này có tư tưởng ”đứng núi này trông núi kia”, nhưng theo quan điểm của trường phái Phái Phương Tây họ thích dùng loại ứng viên thông qua việc khai thác những lợi điểm: họ cho rằng ứng viên này giỏi chuyên môn thật sự và thường những người quay lại làm việc tốt hơn trung thành hơn.

Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực nhân viên, đảm bảo cho nhân viên các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc và tạo điều kiện cho họ phát huy hết mọi tiềm năng và năng lực cá nhân.

Đồng thời các doanh nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tạo cho nhân viên khi có thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hay quy trình công nghệ, huấn luyện đào tạo kỹ năng thực hành cho nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu đồng nai (Trang 44)