- Chiết khấu: công ty áp dụng mức chiết khấu cho các đối tượng khách hàng khác nhau khi mua các mặt hàng khác nhau.
3.2.4.2 Nội dung của giải pháp
- Tổ chức hội thảo: tiến hành giới thiệu thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với các hãng Dược phẩm như: Tổ chức hội thảo về sản phẩm của các công ty Đông Á, công ty OPV, công ty Dược phẩm Nata – Hoa Linh; tài trợ sách chuyên môn kèm quảng cáo sản phẩm cho bác sĩ, dược sỹ bệnh viện...
Bảng 3.4: Bảng dự kiến tổ chức các hội thảo thuốc kháng sinh
STT Đối tác Thời gian Nơi tổ chức
Kinh phí (triệu đồng)
1 Công ty Đông Á 12/6/2014 Khách sạn Phương Nam 12
2 Công ty OPV 21/8/2014 Khách sạn Thanh Bình 15
3 Công ty Dược phẩm
Nata – Hoa Linh 15/10/2014 Khách sạn Thanh Bình 15
4 Công ty TNHH
Dược phẩm BiDiphar 27/11/2014 Khách sạn Phương Đông 17
Quảng cáo: công ty cần bỏ ra chi phí cho các đại lý, nhà thuốc trực thuộc công ty để làm biển hiệu với mô hình quy chuẩn của công ty đã đề ra. Logo của công ty được in trên góc trái của các biển hiệu nhà thuốc, đại lý.
SVTH: Trương Thị Kim Dung GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương
PR - quan hệ công chúng:
PR là một công cụ Marketing quan trọng, là sự kích thích các nhu cầu của con người một cách gián tiếp. Công ty không những phải có những quan hệ tốt với khách hàng, người cung ứng và các đại lý của mình, mà còn phải có quan hệ với đông đảo công chúng có quan tâm.
PR mang tính khách quan cao, PR thường dùng các phương tiện trung gian như các bài viết trên báo chí, các phóng sự truyền hình, truyền thanh, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện… vì vậy mọi thông điệp đến với các nhóm đối tượng công chúng dễ được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn. Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất tốt để tạo dựng ấn tượng, sự tin tưởng của công chúng đối với công ty.
Hoạt động PR của công ty cần được thực hiện qua các hình thức sau:
PR đối ngoại
Tổ chức hội thảo: công ty cần phối hợp với các hãng dược phẩm nước ngoài mà công ty làm đại lý phân phối độc quyền trên địa bàn thành phố, với các công ty sản xuất trong nước tổ chức các chương trình hội thảo. Thông qua các buổi hội thảo công ty có thể giới thiệu các sản phẩm mới, cung cấp thông tin và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm nhanh chóng thâm nhập vào thị trường, đồng thời hội thảo sẽ khẳng định hiệu quả điều trị của các thuốc hiện tại của công ty để khách hàng yên tâm sử dụng. Kết thúc buổi hội thảo, các khách hàng tham dự sẽ được nhận quà, tặng phẩm làm tăng sự gắn bó giữa khách hàng với công ty.
Tài trợ hoạt động cộng đồng: công ty nên tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội như tài trợ cho các chương trình bóng đá của quận huyện, hội chữ thập đỏ của thành phố…
PR đối nội
Hoạt động này là việc chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên trong công ty nhằm nâng cao lòng tự hào, sự gắn bó và sự trung thành của nhân viên đối với công ty, nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty trong mắt khách hàng cũng như người dân khi tìm hiểu công ty. Đặc biệt hoạt động PR đối nội cần được chú trọng hơn để nâng lên thành văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH Dược Phẩm Tâm An Phát.
SVTH: Trương Thị Kim Dung GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương Công ty cần tiến hành nhiều hoạt động PR đối nội như:
+ Xây dựng tốt chế độ chính sách khen thưởng đối với người lao động như tiền thưởng dịp lễ tết, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên…nhằm tạo điều kiện cho tất cả các thành viên trong công ty có điều kiện phát huy tối đa năng lực của bản thân.
+ Tổ chức các hoạt động phong trào đoàn thể quần chúng để các thành viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu nhằm gắn kết với các thành viên trong công ty với nhau. Ví dụ: Tổ chức các buổi tham quan nghỉ mát, liên hoan văn nghệ…cho toàn bộ cán bộ và nhân viên trong công ty.
+ Thực hiên các hoạt động quan tâm đến đời sống của các cán bộ và nhân viên trong công ty như trao phần thưởng cho các cháu thiếu nhi nhân dịp 1/6, tết trung thu, khen thưởng các cháu có kết quả học tập tốt, tặng quà sinh nhật cho các thành viên trong công ty.
3.2.4.3 Kết quả dự kiến đạt được
Như vậy, với những hoạt động chiêu thị trên sẽ góp phần khuyếch trương hình ảnh của công ty và tạo sự gắn kết giữa khách hàng. Và khách hàng nội bộ với công ty. Giúp sản phẩm của công ty được khẳng định và lưu nhớ trong tâm trí người tiêu dùng. Điều này sẽ tạo ra một tập thể bền vững, một doanh nghiệp vững mạnh, với thương hiệu dần được khẳng định và phát triển một cách vững mạnh hơn.
3.3 Kiến nghị
- Công ty cần chú trọng đầu tư về nhân lực : tuyển thêm nhân sự để phụ trách hoạt động Marketing một cách bài bản, đào tạo nhân viên có năng lực chuyên môn cao và đầu tư thêm ngân sách cho hoạt động marketing, chủ động học hỏi kinh nghiệm về chiến lược marketing từ các công ty Dược phẩm lớn trong nước, các hãng Dược phẩm nước ngoài và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của công ty nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu công ty bằng chất lượng và giá thành hợp lý. Ngoài ra công ty cần có chính sách đãi ngộ thích đáng cho những người có sáng kiến cải tiến có giá trị.
- Công ty cần xác định một danh mục mặt hàng có tính ổn định cao, phù hợp với thị trường, đảm bảo sự phát triển lâu dài cho công ty, và tránh sự tràn lan trong danh mục sản phẩm, đồng thời luôn đi đầu trong việc phân phối những sản phẩm tiềm năng, có nhu cầu cao trong thị trường.
SVTH: Trương Thị Kim Dung GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương - Nên khai thác chính sách giá một cách triệt để, có chính sách giá mềm dẻo và linh hoạt hơn, có khả năng cạnh tranh, khai thác những nguồn cung cấp hàng đảm bảo chất lượng, ổn định, với giá cả hợp lý. Đồng thời cũng cần tìm kiếm những nguyên tắc liên quan đến ứng xử về giá, xem xét cẩn thận về nguồn lực của đối thủ cạnh tranh để đối phó kịp thời.
- Tiếp tục mở rộng, hoàn thiện hệ thống phân phối và kiểm soát tốt, sử dụng tối đa hiệu quả các kênh phân phối của công ty. Ngoài thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, công ty cần quan tâm mở rộng kênh phân phối tới thị trường các tỉnh lân cận như tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hậu Giang....Ngoài ra công ty cần phải chú ý đến sự phát triển đồng bộ giữa hệ thống phân phối và hệ thống tiếp thị.
- Công ty nên triển khai chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh một cách linh hoạt, đa dạng và thường xuyên để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn. Các hoạt động PR cũng cần được đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của công
SVTH: Trương Thị Kim Dung GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào nền tảng ở phần thực trạng của chương 2 tôi đã đề ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác Marketing – mix tại Công ty TNHH Dược phẩm Tâm An Phát. Những nội dung giải pháp và kiến nghị đã được tôi trình bày ở trên đều nhằm mục đích giúp cho công ty ngày càng phát triển vững mạnh trong nên kinh tế thị trường đầy phức tạp và sự cạnh tranh, đặc biệt kinh doanh thuốc tân dược là một hoạt động kinh doanh khó ở Việt Nam.
Tuy nhiên để thực hiện được những giải pháp trên thì vấn đề trước mắt là công ty cần xây dựng một chương trình ngân sách cho các hoạt động marketing nói trên. Với quy mô hoạt động còn hạn hẹp, lợi nhuận chưa cao, công ty cần chọn lọc những giải pháp tối ưu và trích một phần ngần sách từ lợi nhuận hàng năm để thực hiện.
Bên cạnh đó những vấn đề quan trọng mà công ty nên thực hiện trước mắt đó là: - Tổ chức bộ phận marketing trong công ty.
- Thực hiện tốt các công tác nghiên cứu thị trường. - Thực hiện tốt các chiến lược khuyến mại, chiết khấu. - Đa dạng hóa sản phẩm.
SVTH: Trương Thị Kim Dung GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và Công ty TNHH Dược phẩm Tâm An Phát nói riêng. Tất cả các doanh nghiệp khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng mong muốn sản phẩm của công ty mình được bán với mức doanh thu lớn nhất.
Chính vì thế hoàn thiện hệ thống marketing – mix là vấn đề cấp thiết để hoàn chỉnh các hoạt động kinh doanh của công ty, và giúp các hoạt động này trở nên hiệu quả hơn. Công ty Dược phẩm TNHH Dược phẩm Tâm An Phát tuy mới chỉ được thành lập và đi vào hoạt động chưa đến 10 năm nhưng kết quả cho thấy TNHH Dược phẩm Tâm An Phát đã và đang đi đúng hướng.
Qua thời gian thực tập gần 2 tháng, tuy khoản thời gian không nhiều nhưng cũng đủ để cho tôi học được biết bao bài học quý báu cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiêm quý báu của các anh chị trong công ty.
Tôi tin tưởng một điều trong nay mai công ty có thể mở rộng phát triển thị trường, trở thành một trong những công ty cung cấp dược phẩm lớn.
Kết thúc chuyên đề khóa luận này, em xin gửi lời kính chúc sức khoẻ tới cô
Ths. Ngô Ngọc Cương, các thầy cô của khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Công Nghệ TP.HCM cùng Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Dược phẩm Tâm An Phát.
Kính chúc quý công ty luôn thực hiện tốt những mục tiêu đề ra, doanh thu mỗi năm không ngừng tăng lên, luôn có những bước tiến mới, thành công và phát triển trên thị trường Dược phẩm Việt Nam.
SVTH: Trương Thị Kim Dung GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương