- Chiết khấu: công ty áp dụng mức chiết khấu cho các đối tượng khách hàng khác nhau khi mua các mặt hàng khác nhau.
3.2.1.2 Nội dung giải pháp
Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu là đưa ra những quyết định về hướng phát triển thêm những mặt hàng thuốc kinh doanh mới trong mỗi loại sản phẩm của công ty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh Dược phẩm công ty cần định kỳ xem xét lại những mặt hàng, nhóm hàng của công ty. Mặt hàng nào đang phát triển, tiêu thụ nhanh, mặt hàng nào tiêu thụ chậm, yếu tố ảnh hưởng...Công ty có thể bổ xung vào nhóm chủng loại những thuốc mới mà thị trường có nhu cầu, hoặc loại bỏ một số mặt hàng tiêu thụ chậm. Những mặt hàng mới này có thể là của những nhà sản xuất, hãng dược phẩm lớn có uy tín trên thế giới, giá thành và chất lượng cao, song cũng có thể là thuốc của nhà sản xuất trong nước, trong khu vực kém ưu thế hơn, giá cả chất lượng vừa phải. Nhưng tất cả việc quyết định lựa chọn đó đều căn cứ trên thực lực, vị thế và hướng phát triển của công ty ở thời điểm hiện tại, nhu cầu trên thị trường, để từ đó đề ra hướng phát triển chủng loại thuốc cho phù hợp nhất.
SVTH: Trương Thị Kim Dung GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương Đây là chiến lược đa dạng hóa dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng, dạng đóng gói và nhà sản xuất của sản phẩm nhằm mục đích làm phong phú mặt hàng, tăng sự lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh khác nhau.
Ví dụ như cùng một hoạt chất là paracetamol, công ty cần phân phối nhiều dạng bào chế với hàm lượng, quy cách đóng gói khác nhau, không những thuận tiện mà còn làm tăng sự lựa chọn cho khách hàng.
Hình 3.1: Các dạng bào chế, hàm lượng, quy cách đóng gói của paracetamol