Một số loại thuốc và hóa chất đã được chứng minh là có thể gây ra bệnh tự miễn như: Procainamid, Penicillamine, Hydralazine, iod, vàng hoặc thủy ngân... Cơ chế gây bệnh của các tác nhân này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Một thuốc có thể gây ra hiện tượng tự miễn thông qua nhiều cơ chế. Người ta đưa ra các giả thuyết sau:
> Thuốc hoặc chất chuyển hóa đóng vai trò như một hapten, gắn với protein của cơ thể và tạo ra ĐƯMD. Trong quá trình xử lý và trình diện KN, có thể xảy ra sự giống nhau về phân tử hoặc mở rộng epitope, tạo ra đáp ứng tự miễn, chống lại tự KN. Ví dụ cho trường hợp này là acid tienilic. Acid tienilic gắn với enzyme CytP450 2C9 và tạo thành một KN khởi phát ĐƯMD. KT tạo ra trong ĐƯMD không phải là KT chống lại acid tienilic mà là tự KT chống lại enzyme trên, gây ra tình trạng nhiễm độc gan.
> Thuốc hoặc hóa chất không gây ra ĐƯMD mà thay vào đó, làm thay đổi sự hoạt động của tế bào như làm tổn thưong hoặc gây stress cho tế bào.
• Một số thuốc có thể bị oxy hóa thành các chất chuyển hóa hoạt động bởỉ các bạch cầu đơn nhân nhờ hoạt tính của HOCl. Sự tạo thành các chất chuyển hóa hoạt động này có thể hoạt hóa các bạch cầu nói trên thành các ĐTB hoặc những loại
APC khác. Sự hoạt hóa các APC có thể dẫn đến tình trạng tự miễn. Penicillamin, procainamid, hvdralazin, sulfamethoxazole và minoxvcline là những thuốc cảm ứng hiện tượng tự miễn theo cơ chế này.
• Một số thuốc có thể ức chế sự methyl hóa DNA. 5-azacytadine, một chất ức chế methyl hóa DNA có thể gây ra bệnh tưcmg tự Lupus ở chuột. Các thuốc procainamid, hydralazin cũng có tác dụng ức chế methyl hóa DNA.
• Một số ứiuốc làm giảm khả năng dung nạp miễn dịch của cơ thể và do đó làm xuất hiện các dòng tế bào tự phản ứng. Ví dụ, tiêm chất chuyển hóa hoạt động của procainamid trực tiếp vào tuvến ức của chuột làm giảm hiện tượng dung nạp ở tuyến ức. Một số thuốc cảm ứng các phân tử đồng kíeh thích cũng làm mất dung nạp ngoại vi và gây hiện tượng tự miễn.
H3C,^.CH3 H,Gj^CH3 V
OH
O O Q o C . N H . y loiỊ <iỊìỉỉỊOỊỊe Jioat tỵ ílì
ÓH ỏ HƠ^ Õ ô minocycline HOpC CH, )—rcH., PenịcịỉỊaminẹ A Cỉ- HOCI Hydralazine
Hình 9. Cơ chế hoạt hóa ĐTB của một số thuốc
ữ^gụồn: ưetrecht J et al (2005), [93])