Giới tính

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh bệnh lý và xu hướng điều trị một số bệnh tự miễn thường gặp (Trang 30)

Giới tính có ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của một cá thể với bệnh tự miễn. Người ta thấy rằng, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh tự miễn cao hofĩi và bệnh diễn biến nặng hơn nam giới. Bệnh tự miễn thường xảy ra trong độ tuổi sinh đẻ và thay đổi theo từng giai đoạn của cơ thể. Ví dụ, SLE nặng lên trong giai đoạn mang thai và giảm đi sau khi sinh. Ngược lại, triệu chứng của RA, MS lại được cải thiện trong giai đoạn có mang và diễn biến nặng trở lại sau khi sinh [4], [45]. Tỷ lệ nữ/nam mắc bệnh trong một số bệnh tự miễn được trình bày trong bảng 5;

Bảng 5. Tỉ lệ nữ/nam trong một số bệnh tự miễn

Bênh tư miễn Tỉ lệ (Nữ/nam)

Viêm tuyên giáp Hashimoto 50;1

SLE 9:1

Hội chứnạ Sjögren 9:1-20:1

Kháng thê kháng phospholipid 9:1

Xơ gan tăc mật nguyên phát 9:1

Viêm gan hoạt động mãn tính 8:1

Bênh Graves 7:1

Viêm khớp dạng thâp 3:1-4;1

Xơ cứng bì 3:1-4:1

Nhược cơ gravis 2;1-3:1

Xơ cứng lan tỏa 2:1

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn 2:1

Đái tháo đưòng tỵpe I 1;1-2:1

Viêm loét ruôt kêt 1:1

Viêm cơ tim tự miễn 1:1.2

(Nguồn: Gleichert N et al (2007), [38])

Các hormon sinh dục, chủ yếu là estrogen, progesteron và androgen có vai trò quan trọng trong việc quyết định tính nhạy cảm của nữ đối với bệnh tự miễn.

> Vai trò của estrogen [45]

Vai trò của estrogen trong việc khởi phát bệnh tự miễn vẫn chưa được chứng minh, tuy nhiên, người ta thấy rằng, đa số bệnh xảy ra ở nữ và sau tuổi dậy thì. Mức độ tiến triển của bệnh tự miễn thay đổi trong các giai đoạn thai kỳ hoặc mãn kinh. Estrogen có xu hướng làm Đ Ư M D xảy ra theo hướng hoạt hóa Thi. Có lẽ vì thế, tỉ lệ

nữ mắc bệnh tự miễn cao hơn nam giới. Ngoài ra, estrogen có thể làm thay đổi sự phát triển của tế bào B, dẫn đến sự sống sót, tăng sinh và hoạt hóa của các tế bào B tự phản ứng.

> Vai trò của progesteron [45]

Progesteron làm phản ứng miễn dịch xảy ra theo hướng hoạt hóa Th2- Vì thế, có lẽ đó cũng là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn (như SLE) xảy ra theo hướng này, và ngược lại, giúp cải thiện triệu chứng trong các bệnh tự miễn xảy ra theo hướng hoạt hóa Thi (MS, RA). Do đó, progesteron có thể được ứng dụng trong điều trị các bệnh tự miễn xảy ra do hoạt hóa Thi.

> Vai trò của testosteron [45]

Người ta đã chứng minh testosteron có vai trò bảo vệ trong bệnh RA. ở bệnh nhân RA có tình trạng thiếu hụt testosteron và bệnh sẽ được cải thiện khi được điều trị thêm testosteron. Vai trò của testosteron trong các bệnh tự miễn khác vẫn chưa được tìm hiểu.

Ngoài vai trò của hormon, gần đây, người ta còn đề cập đến vai trò của nhiễm sắc thể (NST) X đơn bội (monosomy X), các vi thể lai (microchimerism) và khả năng gây bệnh của các yếu tố này. Người ta đã tìm thấy trong máu ngoại vi của những bệnh nhân bị bệnh tự miễn các tế bào bạch cầu có NST X đơn bội tăng một cách bất thường. Cơ chế gây bệnh của các đơn nhiễm sắc X này vẫn chưa được làm rõ [43]. Các vi thể lai (thường gặp nhất là các tế bào của mẹ trong bào thai, hoặc các tế bào của thai nhi trong cơ thể mẹ) cũng có vai trò làm khởi phát một số bệnh tự miễn như; SLE, ATD, s s và viêm gan ứ mật nguyên phát ở những người mẹ và con có hệ gen nhạy cảm [38].

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh bệnh lý và xu hướng điều trị một số bệnh tự miễn thường gặp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)