Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi trích ly và pH đến hoạt tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu trích ly lipase từ nội tạng cá lóc (Trang 41)

hoạt tính enzyme lipase được trích ly từ nội tạng cá lóc

Mục đích: Xác định khoảng pH thích hợp (điều chỉnh bằng các dung dịch đệm khác nhau) để thu được lipase từ nội tạng cá lóc có hoạt tính cao nhất.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với một nhân tố và 3 lần lặp lại Nhân tố B: pH dung môi, thay đổi ở các mức độ

B1: pH = 3,0 B2: pH = 4,0 B3: pH = 5,0 B4: pH = 6,0 B5: pH = 7,0 B6: pH = 8,0

B7: pH = 9,0 B8: pH = 10,0 B0: Đối chứng (nước cất) Tổng số nghiệm thức: 8 + 1 mẫu đối chứng (trích ly bằng nước cất)

A1 A2 A3 A4 A5 A6

Trích ly Nguyên liệu

Dung môi

Lọc

Số mẫu thí nghiệm: 9 x 3 = 27 mẫu

Khối lượng mẫu thí nghiệm: 50 g/mẫu x 27 = 1.350 g * Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

Tiến hành thí nghiệm: Sau khi xác định được tỷ lệ nguyên liệu và nước cất thích hợp, tiến hành thí nghiệm 2 tương tự như thí nghiệm 1. Tiến hành trích ly enzyme lipase từ nội tạng cá lóc bằng các dung dịch đệm khác nhau ở các pH khác nhau (từ pH = 3,0 đến pH = 10,0 ; trong đó pH 3 và 4 sử dụng đệm glycine – HCl ; pH từ 5 đến 8 sử dụng đệm phosphate và pH 9, 10 sử dụng đệm glycine NaOH). Tiến hành thực hiện thí nghiệm trích ly lipase ở nhiệt độ phòng (30  2oC) và thời gian trích ly 2,5 giờ.

Chỉ tiêu theo dõi: Hoạt tính enzyme lipase (U/g nội tạng cá lóc, tính theo căn bản khô).

Kết quả thu nhận: Loại dung môi và pH thích hợp để thu được lipase có hoạt tính cao nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu trích ly lipase từ nội tạng cá lóc (Trang 41)