Xây dựng cơ chế thực thi pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 84)

phần của các doanh nghiệp tham gia...) và hợp tác với cơ quan điều tra khi xảy ra vụ việc ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, các bên tham gia cần lưu ý đến những trở ngại trong giao dịch M&A.

Các doanh nghiệp cần xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tập trung kinh tế nói riêng. Bởi vì trong hoạt động tập trung kinh tế, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khoán, ngân hàng. Bởi vì, cũng như các thị trường khác, thị trường tập trung kinh tế hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ tập trung kinh tế lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo.

3.2.3. Xây dựng cơ chế thực thi pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế kinh tế

Hiệu lực và sức mạnh của một đạo luật phụ thuộc vào khả năng tổ chức thực thi của Nhà nước và thái độ đón nhận của xã hội. Vì thế phải có các

giải pháp nhằm xây dựng một cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh đủ mạnh để kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực thi Luật cạnh tranh.

Chương 2 luận văn đã đề cập đến cơ quan thực thi Luật cạnh tranh của Việt Nam bao gồm hai cơ quan là: Hội đồng cạnh tranh là Cục quản lý cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. Cục quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ công thương. Khi giải quyết một vụ tập trung kinh tế, Cục quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ thụ lý, điều tra vụ việc; còn Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có quyền xử lý vụ việc (có thẩm quyền tổ chức phiên điều trần và quyết định xử lý vụ việc qua Hội đồng xử lý vụ việc). Như vậy, kết quả xử lý vụ việc của Hội đồng cạnh tranh gần như phải lệ thuộc vào kết quả của hoạt động điều tra của Cục quản lý cạnh tranh. Qua đó nhận thấy, nếu Cục quản lý cạnh tranh không vô tư, không có thực quyền thì vấn đề thực thi Luật cạnh tranh khó mà hiệu quả và công bằng. Tham khảo kinh nghiệm của các nước thấy họ không những trao quyền lực cho cơ quan thực thi cạnh tranh mà còn đặt chúng đúng vị trí của nó trong bộ máy các cơ quan nhà nước tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm thị trường của mỗi quốc gia. Luật mẫu hiện tại được xây dựng trên cơ sở giả định rằng có lẽ mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan hành chính hiệu quả nhất nếu cơ quan này có thẩm quyền độc lập với Chính phủ, với thẩm quyền về mặt hành chính và tư pháp lớn cho việc tiến hành điều tra, xử lý, áp dụng chế tài.

Hiện nay ở Việt Nam, vị trí của Cục quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ công thương dường như chưa hợp lý vì:

- Là một đơn vị hành chính của một Bộ nên khó bảo đảm tính độc lập trong hoạt động vì rất dễ chịu sự can thiệp của Bộ công thương

- Bản thân Bộ công thương cũng là Bộ chủ quản của không ít doanh nghiệp nhà nước.Trong các vụ kiện ra cơ quan quản lý cạnh tranh, liệu có

niềm tin vào sự công bằng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong trường hợp "phía bên kia vụ kiện" là doanh nghiệp nhà nước, còn người cầm cân nảy mực lại là một đơn vị trực thuộc Bộ chủ quản của doanh nghiệp nhà nước đó.

Do đó, cần phải nhanh chóng tách Cục quản lý cạnh tranh ra khỏi Bộ công thương và đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của nó.

Hơn nữa, chuẩn bị về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân viên thực thi Luật cạnh tranh.

Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kinh tế và pháp lý, chính sách và pháp luật cạnh tranh cho nhân sự của các cơ quan quản lý cạnh tranh và các tổ chức có liên quan. Điều tra một vụ tập trung kinh tế là vô cùng khăn, nhất là khi chúng ta chưa hề có kinh nghiệm trong việc kiểm soát tập trung kinh tế, đã thế số lượng đội ngũ nhân sự lại có hạn. có lẽ trong bối cảnh đó một giải pháp cần thiết là cơ quan quản lý cạnh tranh nên thiết lập một hệ thống cộng tác viên để hỗ trợ cùng xử lý, giải quyết các vụ việc tập trung kinh tế, và đưa pháp luật cạnh tranh vào chương trình giảng dạy của một số trường Đại học như Đại học Luật, Kinh tế, Học viện Tài chính... những nội dung kiến thức kinh tế và pháp lý để nhận biết và kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế.

Về cơ chế kháng cáo quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh. Có hai lý do kiến nghị khi xây dựng các quy định của pháp luật để xác định cơ quan có thẩm quyền nào sẽ xem xét các quyết đính của cơ quan cạnh tranh khi những quyết định này bị khiếu nại:

Thứ nhất: Việc giải quyết các vụ việc cạnh tranh đòi hỏi những người

có chuyên môn giỏi về kinh tế và pháp lý, không phải tòa án nào cũng có thẩm phán giỏi để xem xét lại các quyết định của Hội đồng cạnh tranh. Vì vậy ở Việt Nam trong giai đoạn trước mắt nên trao thảm quyền xét lại các khiếu nại của đương sự cho Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đương sự không đồng ý với quyết định của Tòa Kinh tế thì có thể tiếp tục khiếu nại lên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân

tối cao, quyết định của Tòa này là chung thẩm. Tất nhiên vẫn có các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thứ hai: Vì quyết định của Hội đồng cạnh tranh là quyết định hành

chính nên về nguyên tắc, doanh nghiệp vẫn có thể khiếu nại về quyết định đó lên Tòa hành chính. Và như vậy, đội ngũ thẩm phán ở Tòa hành chính phải được đào tạo kỹ càng các kiến thức kinh tế, pháp lý liên quan đến việc xem xét, giải quyết vụ việc tập trung kinh tế vì "chừng nào Tòa hành chính còn chưa đủ mạnh thì chừng đó vẫn còn có thể xuất hiện nguy cơ lợi ích của doanh nghiệp bị xâm hại do một quyết định hành chính không khách quan" [17].

KẾT LUẬN

Tập trung kinh tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng. Tập trung kinh tế có những tác động tích cực đến nền kinh tế, song mặt bên kia của tập trung kinh tế lớn lại chính là nguy cơ hình thành độc quyền, triệt tiêu cạnh tranh. Vì vậy, các quốc gia với phương châm phòng thủ từ xa đã ban hành pháp luật cạnh tranh - một đạo luật không thể thiếu của nền kinh tế thị trường để kiểm soát các vụ tập trung kinh tế.

Nhìn chung các nước có nền kinh tế thị trường phát triển kiểm soát tập trung kinh tế là một công việc thường nhật của các cơ quan quản lý cạnh tranh. Ngược lại đây là một nhiệm vụ mới mà Việt Nam chưa từng có. Tính từ thời điểm Luật cạnh tranh có hiệu lực đến nay thì cơ quan thực thi Luật cạnh tranh nhận giải quyết một vụ tập trung kinh tế còn hạn chế. Vì vậy, việc kiểm soát tập trung kinh tế trên thị trường sẽ là một công việc vô cùng khó khăn đối với các cơ quan thực thi Luật cạnh tranh, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Khoa học pháp lý cũng chưa nghiên cứu kỹ về tập trung kinh tế, do vậy việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để trang bị đầy đủ các kiến thức kinh tế, pháp lý để kiểm soát hữu hiệu hiện tượng tập trung kinh tế là việc bắt buộc phải thực hiện đối với các nhà lập pháp, các nhà quản lý kinh tế cũng như các cơ quan quản lý cạnh tranh.

Từ yêu cầu của thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập, trên cơ sở phân tích, tham khảo kinh nghiệm một số nước về kiểm soát tập trung kinh tế, luận văn đã đưa ra các yêu cầu xây dựng, hoàn thiện phương hướng và một số giải pháp đề hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam phương hướng và một số giải pháp đề hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam là:- Pháp luật cạnh tranh phải phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;

- Pháp luật cạnh tranh phải bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh;

- Pháp luật cạnh tranh phải phù hợp với hệ thống pháp luật nói chung và tiếp thu các giá trị, yếu tố hợp lý của pháp luật các nước.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi tập trung kinh tế bao gồm:

- Hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước kiểm soát tập trung tế

- Xây dựng cơ chế thực thi pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế.

Tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế là một vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến nền kinh tế. Luận văn này mới chỉ dừng lại ở những bước phác thảo đầu tiên dưới góc độ pháp lý về kiểm soát tập trung kinh tế. Chắc chắn nó sẽ đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu ở quy mô rộng, chuyên sâu đồng thời có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau cùng giới doanh nhân để kiểm soát tập trung kinh tế một cách hữu hiệu nhất.

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 84)