THỦ TỤC KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 53)

Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế có thể được thực hiện theo chế độ tiền kiểm hoặc hậu kiểm. Tiền kiểm là việc thông báo dự án tập trung kinh tế hoặc hoạt động tập trung kinh tế vừa thực hiện, việc kiểm soát của các cơ quan quản lý cạnh tranh được thực hiện trước khi các doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế. Ngược lại hậu kiểm lại là việc cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét vụ tập trung kinh tế sau khi nó đã được thực hiện xong để xem có vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế không? Cần lưu ý hậu kiểm khác với việc các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế bị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý trên cơ sở có đơn khiếu nại hoặc do các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện.

Nhà nước cần phải kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế trong nền kinh thị trường, nhưng không phải bất kỳ vụ tập trung kinh tế nào cũng phải chịu kiểm soát từ phía nhà nước vì:

- Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào sự vận hành của nền kinh tế - Việc kiểm soát sẽ khó khăn khi tập trung kinh tế diễn ra thường xuyên các cơ quan nhà nước trước sự quá tải của "núi hồ sơ xin tập trung kinh tế".

Mục đích chính của việc kiểm soát tập trung kinh tế là bảo vệ cạnh tranh khi đó việc tập trung kinh tế của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và

vừa sẽ không gây hạn chế cạnh tranh, do vậy sẽ không cần thiết phải kiểm soát đối với các vụ tập trung kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)