0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 47 -47 )

Việt Nam

Việt Nam, xuất phát từ sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế để tránh tình trạng hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh khống chế thị trường, Luật Cạnh tranh có nhiều điều khoản tạo hành lang pháp lý cho phép các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh không kiểm soát tất cả các hoạt động tập trung kinh tế mà chỉ tập trung vào một số trường hợp trên cơ sở đánh giá quy mô của doanh nghiệp hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế. Cụ thể là:

* Được tự do tập trung kinh tế (khoản 1 Điều 20)

Tất cả những trường hợp tập trung kinh tế mà có thị phần kết hợp dưới 30% thì không bị cấm và cũng không phải có nghĩa vụ thông báo;

Những trường hợp tập trung kinh tế mà có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% cũng không bị cấm và không cần thông báo, nếu căn cứ vào sức mạnh cụ thể của doanh nghiệp trong thị trường mà chúng vẫn được xếp vào loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật.

* Được xem xét chấp nhận tập trung kinh tế:

Đây là những trường hợp tập trung kinh tế chưa bị mặc nhiên cấm nhưng có thể được xem xét đồng ý sau khi làm thủ tục thông báo tại Cơ quan quản lý cạnh tranh. Khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh quy định: "Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế".

* Tập trung kinh tế được miễn trừ:

Tập trung kinh tế được miễn trừ theo pháp luật các nước

Miễn trừ đối với tập trung kinh tế được hiểu một cách khái quát nhất là việc cơ quan có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp nằm trong "ngưỡng" thị phần hoặc doanh thu phải chịu sự kiểm soát về tập trung kinh tế được thực hiện các dự án đó trên cơ sở đáp ứng một số tiêu chí hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định.

Trước hết phải xác định mục tiêu của Luật cạnh tranh để từ đó xây dựng các nguyên tắc và tiêu chí miễn trừ cụ thể. Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia trong những giai đoạn nhất định mà Luật cạnh tranh các nước xác định những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên việc xác định quá nhiều mục tiêu trong Luật cạnh tranh sẽ dẫn đến mâu thuẫn và gây khó khăn cho cơ quan quản lý cạnh tranh khi xác định các trường hợp tập trung kinh tế được miễn trừ. Có quốc gia chú trọng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế, lợi ích người tiêu dùng như Angiêri là "thiết lập, khuyến khích thị trường tự do và xác định những nguyên tắc bảo hộ của mình để nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng" [24, tr. 23]. Có quốc gia lại đặt ra các mục tiêu như

đảm bảo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hội nhập kinh tế như Canada là:Duy trì và khuyến khích cạnh tranh ở Canada để nâng cao tính hiệu quả và khả năng thích nghi, hội nhập của nền kinh tế Canada, và để mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Canada hội nhập với kinh tế thế giới trong khi cùng lúc đó thừa nhận vai trò của cạnh ranh có yếu tố nước ngoài tại Canada, và để đảm bảo rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội bình đẳng khi hoạt động tại Canada và để cung cấp cho người sử dựng hàng hóa, dịch vụ với giá cạnh tranh và khả năng lựa chọn sản phẩm

Tập trung kinh tế được miễn trừ theo Luật cạnh tranh Việt Nam

Các trường hợp tập trung kinh tế được miễn trừ Ở Việt Nam được ghi nhận tại Điều 19 Luật cạnh tranh. Đó !à các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật cạnh tranh nhưng có thể được xem xét miễn trừ khi:

Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể lâm vào tình trạng phá sản. Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản đối với trường hợp này

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích quy định trên như sau: Doanh nghiệp đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán chứ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dừng hoạt động, và không có nghĩa là xã hội không có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn có hệ thống phân phố và uy tín của sản phẩm và đặc biệt là vẫn có thị phần trên thị trường do sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, một trong các bên của vụ tập trung kinh tế đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản vẫn là đối tượng mà cơ quan cạnh tranh xem xét, cho hưởng miễn trừ để được tập trung kinh tế

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản đối với trường hợp tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp

phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Các bên dự định tham gia lập trung kinh tế nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ thông qua một đại diện do các bên tham gia tập trung kinh tế cử ra và việc ca đại diện này phải được lập thành văn bản có xác nhận của các bên. Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định

Thủ tướng chính phủ quyết định trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung.

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn trừ Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau:

- Chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ;

- Không chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ.

Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn ra quyết định cho hưởng miễn trừ có thể được Bộ trưởng Bộ Thương mại gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày.

Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng chính phủ, thời hạn ra quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận. cho hưởng miễn trừ là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định là một trăm tám mươi ngày.

Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế được hưởng miễn trừ chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại.

* Tập trung kinh tế bị cấm:

Trong một nền kinh tế, việc một doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (độc quyền) sẽ dẫn đến hạn chế cạnh tranh và nếu tồn tại doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì chắc chắn sẽ dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh. Mặc dù Nhà nước không cấm cấm các doanh nghiệp tăng trưởng để có vị trí thống lĩnh, độc quyền nhưng nhà nước sẽ kiểm soát việc hình thành vị trí đó như thế nào và doanh nghiệp có lợi dụng vị trí đó để hạn chế hay thủ tiêu cạnh tranh trên thị trường không? Vì vậy các nước đều quy định một số trường hợp nhất định để cấm các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên cơ sở tính toán các điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Mục đích của việc cấm các vụ tập trung kinh tế đó là nhằm ngăn cản các vụ tập trung kinh tế dẫn đến hình thành một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và sẽ lạm dụng vị trí thống lĩnh gây hậu quả lớn đối với nền kinh tế.

Việt Nam, nền kinh tế chưa phát triển và mới mở cửa thị trường, để đảm bảo an ninh kinh tế cần phải đặt ra một ngưỡng giới hạn cấm tập trung kinh tế nhằm chống lại các hành vi mua lại, sáp nhập, hợp nhất hoặc thực hiện các hành vi như liên doanh nhưng thực chất là thôn tính đối tác của các tập đoàn tư bản đa quốc gia với các mục tiêu loại bỏ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Ngưỡng giới hạn đó là: Nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của luật cạnh tranh hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ này theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội là phù hợp với điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi, cần thiết tập trung kinh tế ở mức độ thích hợp. Ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đồng ý với quan điểm đó khi cho rằng: "Việc thành lập doanh nghiệp chiếm trên 50% thị phần thông qua tập trung kinh tế vì chắc chắn doanh nghiệp đó có khả năng khống chế thị trường" [Dẫn theo 1, tr. 2]. Như vậy không phải mọi hành

vi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan đều bị cấm. Có hai trường hợp ngoại lệ:

- Trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh - Trường hợp doanh nghiệp sau khi tham gia tập trung kinh tế vẫn thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo quy định tại điều 3 Nghị định số 90 CP ngày 23/11/2 001 về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp kinh doanh độc lập, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay "các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 95% trong tổng số 80.000 doanh nghiệp" thì nhu cầu liên kết với nhau là để tăng cường sức cạnh tranh là tất yếu và cần thiết. Pháp luật không cấm tập trung kinh tế trong trường hợp này là để phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

- Đối với các trường hợp trong đó thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia dưới 30% hoặc trường hợp doanh nghiệp hình thành sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tế mà không cần phải thực hiện thủ tục thông báo bắt buộc.

- Đối với các trường hợp trong đó thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia từ 30% đến 50% thì các doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tế tuy nhiên đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thực hiện thủ tục thông báo cho Cục Quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Để tiến hành thủ tục thông báo, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cần hoàn thiện Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành.

Luật Cạnh tranh có quy định cấm thực hiện tập trung kinh tế đối với các trường hợp trong đó thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các

doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan và doanh nghiệp hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế không thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật (Điều 18 Luật Cạnh tranh). Tuy nhiên, các vụ việc tập trung kinh tế thuộc diện bị cấm cũng có thể được xem xét và miễn trừ trong hai trường hợp:

- Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;

- Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ (Điều 19, Luật Cạnh tranh).

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 47 -47 )

×