CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

2.6. CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TRUNG KINH TẾ

Theo pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp, hơn kiểm soát các hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp có sự tham gia của các cơ quan là:

Cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng: Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; Thẩm định hồ sơ thông báo, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế; Thụ lý, tổ chức điều tra vụ hơn cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (gồm cả tập trung kinh tế;

Hội đồng cạnh tranh 14 xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp bị cấm, tập trung kinh tế mà không thực hiện hơn thông báo;

Cơ quan đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch đầu tư) thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh.

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước…) thực hiện chức năng thẩm định, cấp phép đối với các trường hợp tập trung kinh tế trong lĩnh vực chuyên ngành theo pháp luật.

Như vậy pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế nhưng để nhằm thực thi chức năng kiểm soát tập

trung kinh tế do pháp luật quy định, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, công bằng, tuân thủ với các cam kết quốc tế của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và phù hợp với thông lệ quốc tế theo nguyên tắc vừa bảo vệ được cơ cấu cạnh tranh hiệu quả của thị trường vừa không xâm phạm quyền tự do kinh doanh thì vấn đề ở đây là không chỉ dừng lại ở việc ban hành pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế mà còn phải tìm ra những giải pháp pháp lý khác nhau nhằm đảm bảo cho việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa những thiệt hại mà tập trung kinh tế có thể gây ra cho nền kinh tế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 68)