Trình tự, thủ tục xem xét tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 58)

tranh Việt Nam

Trình tự, thủ tục xem xét một vụ tập trung kinh tế Ở Việt Nam được quy định trong Luật cạnh tranh gồm các bước sau:

Bước 1: Thông báo tập trung kinh tế

Khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định:

Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.

Nếu hiểu theo quy định của khoản 1 Điều 20 Luật cạnh tranh Việt Nam thì sẽ không áp dựng thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế đối với các trường hợp: thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn % trên thị trường liên quan và thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 30% đến 50% nhưng sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Như vậy ngược với Pháp, Việt Nam lại căn cứ vào tỷ lệ thị phần nhất định để kiểm soát tập trung kinh tế, đó là các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo và bị áp dụng thủ tục kiểm soát bởi vì một doanh nghiệp có thị phần trên thị trường liên quan đạt từ 30% trở lên sẽ bị coi là có vị trí thống lĩnh và cần phải được kiểm soát. Cũng theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sở dĩ chúng ta lựa chọn tiêu chí thị phần vì tiêu chí thị phần không bị lạc hậu theo thời gian, còn tiêu chí doanh thu dễ bị thay đổi theo thời gian nên phải điều chỉnh liên tục, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

- Văn bản thông báo việc tập trung kinh tế theo mẫu do cơ quan quản lý cạnh tranh quy định;

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế,

- Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

- Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế,

- Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó đang kinh doanh;

- Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan.

Bước 2: Thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại đã được thành lập theo Nghị định số 06 của Chính phủ ngày 9/1/2006) có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung.

Bước 3 Trả lời thông báo

Trong thời hạn bốn mươi năm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ. Văn bản trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định tập kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm.

- Tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 Luật cạnh tranh; lý do cần phải được nêu rõ trong văn bản trả lời.

Trường hợp tập trung kinh tế có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trả lời quy định có thể được thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày hết. hạn trả lời thông báo, nêu rõ lý do của việc gia hạn.

Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc diện phải thông báo chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản về việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm.

Qua việc so sánh thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế của Việt Nam với thủ tục đó của Pháp có thể nhận thấy:

- Pháp luật cạnh tranh Việt Nam chưa dự liệu trường hợp trong quá trình thông báo tập trung kinh tế, các bên tham gia tập trung kinh tế phải tạm ngừng thực hiện các dự án tập trung kinh tế cũng như chưa quy định về các cam kết của doanh nghiệp tham gia vụ tập trung kinh tế nhằm hạn chế hậu quả mà dự án tập trung kinh tế gây ra.

Trong phân tích về sáp nhập không gì quan trọng hơn là việc xác định thị trường. Việc thị trường được xác định như thế nào sẽ quyết định một vụ sáp nhập có trái pháp luật không.

Hầu hết các nước đều cho rằng một thị trường liên quan bao gồm hai thành phần: sản phẩm và khu vực địa lý. Luật cạnh tranh Việt Nam cũng chung quan điểm với các nước khi xác định thị trường liên quan: Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và

có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận (thị trường liên quan ở đây là phân tích khả năng thay thế của cầu).

+ Xác định các doanh nghiệp tham gia vào thị trường liên quan và ngưỡng nhất định để kiểm soát tập trung kinh tế.

+ Xác định các doanh nghiệp tham gia vào thị trường liên quan: Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, do đó bên cạnh việc phân tích về khả năng thay thế của cầu, cần phải xác định khả năng thay thế từ phía cung bằng cách xác định có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia vào thị trường và thị phần hoặc doanh thu của họ. Phần lớn các nước khi phân tích về các trường hợp tập trung kinh tế đều hướng tới phía trước. Do đó, các doanh nghiệp tham gia vào các thị trường liên quan bao gồm không chỉ các doanh nghiệp có sản phẩm được bán trên thị trường mà còn các doanh nghiệp có khả năng có sản phẩm bán trên thị trường bằng những sản phẩm thay thế - chuyển từ sản xuất mặt hàng này sang mặt hàng khác (thị trường liên quan ở đây là phân tích khả năng thay thế của cung).

+ Xác định ngưỡng để kiểm soát quá trình tập trung kinh tế có thể được xác định trên cơ sở tỷ lệ thị phần nhất định hoặc dựa trên tiêu chí doanh thu của doanh nghiệp.

+ Xác định các tác động bất lợi tiềm ẩn từ việc sáp nhập cũng như những hiệu quả có thể nảy sinh và phân tích sự dễ dàng của việc gia nhập thị trường. õ ràng ngăn chặn các doanh nghiệp nắm bắt được sức mạnh thị trường thì tốt hơn nhiều so với việc nỗ lực kiểm soát sức mạnh thị trường một khi nó đã tồn tại. Chính vì vậy, kiểm soát sáp nhập hiệu quả đòi hỏi phải đánh giá được tác động của việc sáp nhập đối với cạnh tranh trước khi việc sáp nhập thực sự diễn ra. Có thể đánh giá theo 2 cách sau:

Cách 1: Dựa trên.cách suy đoán tập trung kinh tế có hệ quả hạn chế cạnh tranh khi hành vi tập trung kinh tế đó tạo ra hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh hay thêm rào cản gia nhập thị trường hay không?

Cách 2: Đưa trên những quy định pháp luật mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa hơn: xem xét những dự án tập trung kinh tế có hậu quả hạn chế cạnh tranh, nhưng vẫn cho phép thực hiện dự án đó vì lợi ích kinh tế mà tập trung kinh tế mang lại lớn hơn hậu quả hạn chế cạnh tranh mà dự án đó gây ra hoặc cấm.thực hiện những dự án tập trung kinh tế nếu dự án đó không mang lại tác động tích cực đủ để bù đắp cho hậu quả hạn chế cạnh tranh.

Ngoài ra khi đánh giá dự án tập trung kinh tế còn phải xem xét đến lợi ích của người tiêu dùng, sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật và kinh tế, tiêu chí doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, hệ quả xã hội của dự án tập trung kinh tế...

Hầu hết luật cạnh tranh các nước đều có quy định miễn trừ đối với một số hoạt động tập trung kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế mặc dù chúng vẫn có tác hại đáng kể đối với sự cạnh tranh. Tuy nhiên trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, tiêu chí để quyết định cho phép hay không cho phép thực hiện các dự án tập trung kinh tế lại là tiêu chí duy trì và bảo vệ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)