Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật các nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 54)

Trong quá trình kiểm soát sáp nhập và các hình thức tập trung kinh tế khác một số nước đã thiết lập một hệ thống thông báo trước khi thực hiện các vụ sáp nhập như Pháp, Braxin, Canada, Côlômbia, EU, Đức, Ấn Độ,... Một số nước lại thiết lập hệ thống thông báo sau khi thực hiện sáp nhập như Achentina, Nhật Bản, Tây Ban Nha... Một số nước báo cáo việc kiểm soát sáp nhập chỉ với Các trường hợp tình nguyện thông báo như New Zeland, Na Uy, Vương quốc Anh.. Nhưng hầu hết luật các nước đều quy định nghĩa vụ thông báo khi các doanh nghiệp liên quan có hoặc dường như có một mức độ tập trung kinh tế nhất định biểu hiện qua tỷ lệ phần % thị phần hay một định lượng doanh thu cụ thể. Vì vậy pháp luật các nước đều đặt ra ngưỡng để kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế mà Ở ngưỡng này nếu để các doanh nghiệp hoàn thành vụ tập trung kinh tế có thể sẽ tác động nhất định đến thị trường, làm biến đổi cơ cấu kinh tế, củng cố vị trí thống lĩnh hoặc dẫn đến độc quyền. Pháp áp dụng thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế dựa vào dự án cụ thể phải đạt tới một ngưỡng nhất định (đó là những giá trị định lượng tuyệt đối tức là doanh thu) và không thực hiện trên quy mô cộng đồng Châu Âu. Ngưỡng cụ thể như sau:

- Tổng doanh thu chưa tính thuế trên phạm vi toàn cầu của toàn bộ các doanh nghiệp hoặc các nhóm thể nhân hoặc pháp nhân tham gia vụ tập trung kinh tế đạt trên 150 triệu euro;

- Tổng doanh thu chưa tính thuế thực hiện trên lãnh thổ Pháp bởi ít nhất hai doanh nghiệp hoặc hai nhóm thể nhân hoặc pháp nhân liên quan đạt trên 50 triệu euro [32, tr. 103].Việc kiểm soát tập trung kinh tế ở Pháp được chia thành các giai đoạn:

Giai đoạn 1 gồm 2 bước sau:

* Thông báo tập trung kinh tế

Các hoạt động tập trung kinh tế thuộc diện chịu áp dụng thủ tục kiểm soát phải thông báo làm bốn bản cho Bộ trưởng phụ trách Kinh tế (Tổng cục cạnh tranh, Tiêu dùng và Chống gian lận thương mại). Nghĩa vụ thông báo thể nhân, pháp nhân giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp khác. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất hoặc thành lập doanh nghiệp chung thì tất cả các bên liên quan phải cùng tiến hành thủ tục thông báo tập trung kinh tế những vụ tập trung kinh tế nếu mới chỉ dừng ở mức dự định thì không cần thông báo. Nếu Ủy ban Châu Âu chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền của Pháp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ của một vụ tập trung kinh tế cũng có giá trị như sự thông báo về tập trung kinh tế. Ngay sau khi nhận được thông báo việc tập trung kinh tế, Tổng cục cạnh tranh, Tiêu dùng và Chống gian lận thương mại phải gửi một bộ hồ sơ đến Hội đồng cạnh tranh. Trong quá trình thực hiện thủ tục thông báo, dự án tập trung kinh tế phải tạm ngừng triển khai, trừ những trường hợp quy định tại Điều L.430 - 4 Bộ luật thương mại và Điều 6 Nghị định ngày 30/4/2002. Đó là các trường hợp được phép chuyển giao cổ phiếu trước khi có quyết định chấp thuận chính thức của Bộ trưởng nhưng tạm thời đình chỉ khả năng thực hiện quyền bỏ phiếu hoặc các trường hợp khác nếu các bên chứng minh được tính cần thiết phải thực hiện tập trung kinh tế trước khi có sự chấp thuận của Bộ trưởng.

* Thụ lý, xem xét hồ sơ vụ tập trung kinh tế như sau:

Trong thời hạn năm tuần đến tám tuần kể từ thời điểm nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Kinh tế phải đưa ra ý kiến về vụ tập trung kinh tế. Thời gian này các bên vẫn có quyền đưa ra các cam kết thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục hệ quả cạnh tranh của việc tập trung kinh tế.

Kết thúc giai đoạn 1, Bộ trưởng Bộ Kinh tế có thể đưa ra một trong các quyết định sau:

- Xác nhận việc tập trung kinh tế không thuộc diện phải áp dụng cơ chế kiểm soát;

- Cho phép thực hiện tập trung kinh tế. Có thể cho phép rõ ràng, bằng một quyết định cho phép cụ thể hoặc bằng cách không đưa ra bất kỳ quyết định nào;

- Cho phép thực hiện tập trung kinh tế với điều kiện các bên phải thực hiện các cam kết của họ;

- Yêu cầu Hội đồng cạnh tranh xem xét cho ý kiến nếu thấy rằng việc tập trung kinh tế có khả năng gây hại cho cạnh tranh và các cam kết của các bên không đủ để khắc phục hệ quả đó.

Giai đoạn 2. Hội đồng cạnh tranh chỉ tham gia vào thủ tục kiểm soát

tập trung kinh tế với vai trò là cơ quan đưa ra ý kiến tham vấn khi được Bộ trưởng Bộ Kinh tế yêu cầu, nếu Bộ trưởng xét thấy dự án tập trung kinh tế đó có ngu cơ xâm hại đến cạnh tranh. Như vậy, Hội đồng cạnh tranh không có quyền tự quyết định tham gia vào thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế. Quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh rất hạn chế, chỉ có quyền cho ý kiến và đề xuất, chứ không phải quyền quyết định.

Hội đồng cạnh tranh phải xem xét vụ việc đó có thực sự làm phương hại đến cạnh tranh không? Có khả năng làm phương hại đến cạnh tranh thể hiện qua hai trường hợp sau:

* Trường hợp thứ nhất: pháp luật Pháp cũng theo tinh thần của Điều 2 Luật Sherman của Hoa Kỳ đều không chỉ kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh mà còn tạo ra khả năng ngăn ngừa việc hình thành vị trí thống lĩnh bắt nguồn từ các hành vi tập trung kinh tế.

Quan điểm của Pháp là: Nếu hoạt động tập trung kinh tế không làm hạn chế một cách đáng kể cạnh tranh thực tế trên thị trường chung hoặc trên một phần đáng kể của thị trường chung, đặc biệt vì nó không tạo ra hoặc

không củng cố vị trí thống lĩnh, thì phải được coi là phù hợp với thị trường chung. Ngược lại, nếu hoạt động tập trung kinh tế làm cho cạnh tranh thực tế bị hạn chế một cách đáng kể trên thị trường chung hoặc trên một phần đáng kể của thị trường chung, đặc biệt thông qua việc tạo lập hoặc củng cố vị trí thống lĩnh, thì phải được coi là không phù hợp với thị trường chung.

Hạn chế đáng kể cạnh tranh là hạn chế đến mức nhận thấy được, mang tính lâu dài hoặc hạn chế mang tính cơ cấu. Quan điểm này giống quan điểm của Hoa Kỳ về việc kiểm soát các dự án tập trung kinh tế làm giảm sút đáng kể.

* Trong hợp thứ hai: ngoài ra luật của Pháp cũng quy định việc hình thành hoặc tăng cường sức mua đến mức đặt các nhà cung cấp hoặc sản xuất vào tình trạng lệ thuộc về kinh tế cũng được coi là làm phương hại đến cạnh tranh. Nếu dự án tập trung kinh tế làm phương hại đến cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh sẽ tiếp tục đánh giá xem dự án đó có những đóng góp gì cho tiến bộ kinh tế cải thiện năng suất lao động, tạo ra kinh tế nhờ quy mô, phát triển xuất khẩu tóm lại là xem xét những lợi ích kinh tế mà tập trung kinh tế mang lại có bù đắp cho những hậu quả hạn chế cạnh tranh mà nó gây ra hay không?

Trong khi xem xét dự án tập trung kinh tế, Hội đồng cạnh tranh có thể lấy Ý kiến của Ban đại diện người lao động tham gia tập trung kinh tế, nếu Ban đại diện người lao động có yêu cầu. Việc lấy ý kiến này nhằm gắn vấn đề bảo vệ việc làm với vấn đề bảo đảm phát triển kinh tế. Hội đồng cạnh tranh phải chuyển ý kiến của mình cho Bộ trưởng Bộ Kinh tế trong thời hạn mười hai tuần

Bộ trưởng phải chuyển ngay lập tức ý kiến này cho các bên thông báo tập trung kinh tế. Bộ trưởng Bộ kinh tế của Pháp phải ra quyết định về việc tập trung kinh tế trong thời hạn bốn tuần kể từ ngày nhận được ý kiến của Hội đồng cạnh tranh. Cũng trong thời hạn trên các bên có thể đưa ra những cam kết nhằm khắc phục quả hạn chế cạnh tranh từ việc tập trung kinh tế.

Kết thúc giai đoạn 2, Bộ trưởng có thể ra một trong các quyết định sau không nhất thiết phải thực hiện theo ý kiến của Hội đồng cạnh tranh:

- Cấm thực hiện việc tập trung kinh tế.

Yêu cầu các bên thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm khắc phục cạnh tranh một cách thỏa đáng.

- Cho phép thực hiện việc tập trung kinh tế.

- Cho phép thực hiện việc tập trung kinh tế, đồng thời yêu cầu các bên thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm cạnh tranh một cách thỏa đáng, buộc các bên phải tuân thủ các quy định nhằm đem lại lợi ích phát triển kinh tế, xã hội đủ để bù đắp hệ quả gây hại cho cạnh tranh.

- Cho phép thực hiện việc tập trung kinh tế với điều kiện các bên phải thực hiện trên thực tế các cam kết của họ.

Trong quá trình kiểm soát tập trung kinh tế, các bên thông báo tập trung kinh tế có thể cam kết thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục hệ quả hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế.

Những yêu cầu, lệnh cấm của Bộ trưởng Bộ Kinh tế cũng như cam kết của các bên có thể liên quan đến sắp xếp lại cơ cấu của doanh nghiệp hoặc trên quan đến việc doanh nghiệp tham gia dự án tập trung kinh tế phải thực hiện một số hành vi nhất định.

Các quyết định của Bộ trưởng Bộ Kinh tế có thể bị khiếu kiện tại Tòa hành chính.

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)