Luật kiểm soát việc tập trung kinh tế ở các nước quy định các biện pháp xử lý các vụ tập trung kinh tế có thể là phạt tiền hoặc sử dụng các biện pháp xử lý mang tính cấu trúc như huỷ bỏ, giải tán doanh nghiệp đã tập trung kinh tế, hoặc sử dụng các biện pháp mang tính hành vi bằng cách ra những mệnh lệnh bắt buộc doanh nghiệp sau vụ tập trung kinh tế phải thay đổi hoặc giới hạn những hành vi trong tương lai của mình (ví dụ như buộc phải cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó cho một đối tượng khách hàng trong một thời gian nhất định hoặc phải chia sẻ thị trường). Tuy nhiên các biện pháp mang tính cấu trúc được ưa chuộng hơn vì có chúng có hiệu quả hơn và không đòi hỏi sự theo dõi liên tục của cơ quan thực thi Luật cạnh tranh.
Pháp quy định các trường hợp vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế bao gồm:
- Vi phạm nghĩa vụ không thông báo trước các vụ tập trung kinh tế thuộc diện phải thông báo.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ thông báo.
- Thực hiện vụ tập trung kinh tế (đã thông báo) khi chưa có quyết định thức của cơ quan có thẩm quyền cho phép được tập trung kinh tế.
Khi vi phạm các nghĩa vụ sau thì tùy từng trường hợp mà Bộ trưởng Bộ kinh tế sẽ áp dụng các chế tài khác nhau: phạt tiền hoặc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại doanh nghiệp (chia, tách doanh nghiệp đã tập trung kinh tế nhằm bảo đảm hoặc tái thiết lập cạnh tranh hợp lý trên thị trường) hoặc thu hồi quyết định cho phép tập trung kinh tế.
Tại Việt Nam, hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế được đề cập cụ thể tại Luật cạnh tranh 2004 và Nghị định số 120 của Chính phủ ngày 30/9/2005 quy định về xử lý pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm các hành vi:
- Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm (Điều 25) - Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm (Điều 26) - Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm (Điều 27)
- Hành vi liên doanh doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm (Điều 28) - Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế (Điều 29)
Chế tài áp dụng đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh là chủ thể vi phạm phải chịu hình phạt chính là phạt tiền. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm có thể bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất, buộc bán lại doanh nghiệp đã mua, và các hình thức xử phạt bổ sung như bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp liên doanh.
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế với mức phạt tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức vi phạm trong năm tài chính trước năm hành vi vi phạm và sau đó đã được cụ thể hóa từ Điều 25 đến Điều 29 Nghị định số 120 của Chính phủ ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Cục quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng
các biện pháp chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại doanh nghiệp đã mua (Điều 119 Luật cạnh tranh).
Qua các trên, có thể nhận thấy pháp luật cạnh tranh của Việt Nam chưa có quy định áp dụng chế tài đối với các hành vi chậm thông báo tập