THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

Nhìn vào các vấn đề trên đây, có thể thấy một số các căn cứ liên quan tới môi trường pháp lý, thế chế giám sát, kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm quy mô doanh nghiệp tuyệt đại đa số

là nhỏ bé, các vụ giao dịch quy mô nhỏ và vừa vẫn chiếm đại đa số thì các vụ tập trung kinh tế chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh chưa nhiều. Tuy nhiên trong thời gian tới, thực tế này có thể thay đổi do tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động.

Thứ hai, đa số các vụ tập trung kinh tế có quy mô đáng kể đều do các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện, do vậy khó tránh khỏi xu hướng tập trung kinh tế chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực nào đó và nhằm cho phép một số ít công ty chi phối thị trường, tác động tới môi trường cạnh tranh và hạn chế sự phát triển trong một số ngành/lĩnh vực bị chi phối đó. Để kiểm soát xu hướng này trong tương lai với cách tiếp cận là phát hiện và có biện pháp ngăn ngừa các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường của những doanh nghiệp có khả năng chi phối thị trường sau khi thực hiện tập trung kinh tế. Việc xử lý và điều tiết các giao dịch tập trung kinh tế thuộc đối tượng phải kiểm soát sẽ được xem xét trên cơ sở đánh giá tác động tổng thể của tập trung kinh tế đối với lợi ích của xã hội, và có sự phân tích cân bằng giữa những tác động tích cực và tiêu cực. Thể chế giám sát hiện nay chưa thể hiện được những vấn đề sẽ phát sinh trên thực tiễn như đã nêu.

Thứ ba, các vụ tập trung kinh tế nằm trong ngưỡng phải thông báo

hoặc bị cấm đã bắt đầu xuất hiện và có xu hướng gia tăng.

Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có một loạt các vụ sáp nhập lớn mà trong đó, các bên tham gia đều có công ty con hoặc chi nhánh tại Việt Nam, ví dụ như Alcatel - Lucent, ICI - Akzo Nobel,… Nhiều công ty đã chiếm lĩnh được thị phần lớn, thậm chí có thể đã có thị phần chi phối trên thị trường Việt Nam. Đã xuất hiện nhiều trường hợp các công ty tự tuyên bố hoặc quảng bá về thị phần lớn đối với các sản phẩm của mình. Đây là những điều các doanh nghiệp hết sức lưu ý vì trong thời gian sắp tới Cục QLCT sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các trường hợp có thị phần đạt và vượt ngưỡng 30% trên thị trường liên quan. Cục QLCT có thể điều tra nếu nhận được khiếu nại của bên thứ ba hoặc tự tiến hành nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

Thứ tư, cần thống nhất một khái niệm và cách hiểu đúng về "kiểm soát

tập trung kinh tế", đây là khái niệm được đưa ra dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh và là một chức năng của Cục quản lý cạnh tranh. Vì vậy, kiểm soát tập trung kinh tế không có nghĩa là kiểm soát tất cả các hoạt động mua lại và sáp nhập trên thị trường, mà chỉ kiểm soát những hoạt động có đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh, những giao dịch mà có khả năng hình thành vị trí thống lĩnh, độc quyền dẫn tới nguy cơ lạm dụng vị trí này và gây tổn hại tới môi trường cạnh tranh [2] Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu với bức tranh tổng quát mua lại và sáp nhập trên thị trường cũng hết sức quan trọng để phục vụ cho việc phát hiện và giám sát các hoạt động tập trung kinh tế thuộc đối tượng kiểm soát được thuận lợi và có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)