Kỹ thuật kiểm nghiệm gạo

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo và ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng tại xí nghiệp bình minh (Trang 48)

3.5.2.1. Phương pháp lấy mẫu

Việc đầu tiên của một quy trình kiểm nghiệm là lấy mẫu phân tích. Mẫu được lấy tùy thuộc vào mẫu đóng bao hay đỗ xá. Có rất nhiều phương pháp lấy mẫu nhưng thực tế ở xí nghiệp chỉ lấy mẫu một cách ngẫu nhiên, lấy bất kỳ ở các bao một lượng nhỏ cho đến khi đủ khối lượng mẫu cần thiết, cũng có thể lấy mẫu theo đường chéo (trên phương tiện vận chuyển), hoặc lấy mẫu trên cây gạo bảo quản dạng chữ z liên tiếp nhau, ... và chỉ thực hiện việc lấy mẫu trong bao.

Bộ phận sấy nhiệt Gạo vào

Hình 3.15. Sấy nhiệt kết hợp sấy gió

Bộ phận sấy gió Cấp nhiệt

Nếu lấy mẫu trong bao: Mẫu được lấy ở 3 điểm đầu, giữa và cuối bao.

Ngoài ra xí nghiệp còn thực hiện việc lấy mẫu trong quá trình chế biến (sau trống), nhằm kiểm tra hiệu suất làm việc của thiết bị, điều chỉnh kịp thời tùy theo mục đích, thời gian lấy mẫu 1 hoặc 2 giờ/ lần.

3.5.2.2. Một số mẫu trong kiểm nghiệm

- Mẫu đầu tiên (còn gọi là mẫu ban đầu hay mẫu thô): Là mẫu được lấy ra từ các điểm, vị trí khác nhau trên bao. Khối lượng mẫu lấy theo quy định  250g, được áp dụng cho khối lương thực lớn hoặc nhỏ.

- Mẫu chung: Là tổng cộng các mẫu ban đầu gom lại, khối lượng mẫu chung  2 kg, nếu khối gạo lớn hoặc cần kiểm tra nhiều chỉ tiêu thì khối lượng mẫu chung cũng lớn theo.

- Mẫu trung bình: Là khối lượng mẫu được lấy ra từ mẫu chung sau khi xáo trộn, chia đều bằng máy chia mẫu. Khối lượng mẫu trung bình nhỏ hơn 2 kg.

- Mẫu phân tích: Là mẫu được lấy ra từ mẫu trung bình, sau khi qua nhiều lần chia sẽ đạt được một khối lượng cần thiết đủ để phân tích các chỉ tiêu. Khối lượng mẫu phân tích tại cơ sở là khoảng 25 g.

- Mẫu lưu: Là mẫu cần được giữ lại một khoảng thời gian để đối chiếu phẩm chất giữa 2 bên giao – nhận, để kiểm tra chất lượng hàng khi cần thiết hoặc để xác định kết quả của một phương pháp kiểm nghiệm. Mẫu trung bình sau khi đã lấy mẫu phân tích, phần còn lại là mẫu lưu.

(Nguồn: Nguyễn Văn Sum, 2005)

3.5.2.3. Cách lấy mẫu lương thực

* Cách lấy mẫu

- Đối với gạo nguyên liệu

Mẫu ban đầu Mẫu chung Mẫu trung bình

Mẫu phân tích Mẫu lưu

Hình 3.16. Sơ đồ lấy mẫu

Lấy theo hình zig zag hoặc theo đường chéo để đảm bảo tính đại diện. Lượng mẫu cần lấy tùy thuộc vào lượng nguyên liệu, thường từ 300 – 500 g. Khi lấy cần tránh những bao ngọn để không gây ảnh hưởng đến kết quả.

- Đối với gạo thành phẩm

Khi lấy mẫu phải lấy ở nhiều điểm mới đảm bảo tính đại diện, chú ý đến loại hàng, thời gian bảo quản, cách bảo quản… Có 2 cách lấy mẫu là: lấy trong bao và đổ rời, nhưng trong thực tế thường chỉ lấy trong bao.

Nếu gạo đang vận chuyển thì cứ xiên tùy ý cho đến khi đủ lượng mẫu, thường từ 0,1 - 0,12 kg/1000 kg.

a) Xác định tính đồng nhất của khối lương thực

Xác định tính đồng nhất của khối lương thực bằng cảm quan và qua lý lịch hàng, khi lấy mẫu phải loại bỏ những bao bị mốc, ướt, không cùng quy cách. Nếu hàng có nhiều loại, nhiều cỡ, nhiều phẩm chất khác nhau thì phải phân thành từng khối đồng nhất.

b)Số bao lấy mẫu

Bảng 3.7. Số bao lấy mẫu trong khối lƣơng thực

Khối lương thực đóng bao

Số bao lấy mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

< 10 bao < 100 bao 100 – 500 bao 500 – 100 bao 1000 – 5000 bao 5000 – 10.000 bao >10.000 bao Lấy tất cả. Lấy mẫu 10 bao.

Lấy cơ sở 100 bao, chọn 10 bao lấy mẫu, số còn lại lấy 8% bao.

Lấy cơ sở 500 bao, chọn 42 bao, số còn lại lấy 6% bao Lấy cơ sở 1000 bao, chọn 72 bao, số còn lại lấy 3% bao. Lấy cơ sở 5000 bao, chọn 192 bao, số còn lại lấy 2% bao. Lấy cơ sở 10.000 bao, chọn 292 bao, số còn lại lấy 1% bao.

(Nguồn: Xí nghiệp Bình Minh)

c) Vị trí bao lấy mẫu

Trong khối lương thực chất theo cây, lô thì lấy mẫu phải lấy cả 5 mặt (nếu được lấy luôn cả mặt đáy) và định tầng, điểm trên các đường chéo của các mặt khối lương thực.

Tầng: xác định mặt trên, mặt giữa và sát đáy.

Đối với khối lương thực trong bao thì lấy tại 3 điểm: đầu bao, giữa bao và cuối bao.

3.4.2.3. Các bước phân tích mẫu

 Bước 1: Khi lấy mẫu về (mẫu có thể là gạo nguyên liệu, gạo đang sản xuất, gạo đã bảo quản, ...) ta phải thực hiện cách biện pháp tráo trộn, phân theo 2 phương pháp đường chéo, phương pháp ô bàn cờ hoặc bằng máy trộn chia mẫu để đạt được khối lượng mẫu phân tích khoảng 25 g.

 Bước 2: Dùng cân phân tích cân khối lượng mẫu, ghi lại số liệu mẫu.  Bước 3: Dùng sàng lõm để phân chia hỗn hợp tầm – gạo.

 Bước 4: Dùng kẹp gấp, gấp những hạt nghi ngờ là tấm (bên phần gạo) hoặc nghi ngờ là gạo (bên phần tấm) đo lại bằng thước đo tấm.

 Bước 5: Cân khối lượng tấm, tính ra phần trăm tấm.

 Bước 6: Trộn tấm và gạo nguyên, để bắt hạt bạt bụng, sọc đỏ, chấm đỏ, xanh non,...

 Bước 7: Tính phần trăm của từng loại theo công thức: X =

b a100

Trong đó:

X: Tỷ lệ phần trăm (%) a: Khối lượng của chỉ tiêu.

b: Khối lượng của mẫu phân tích.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo và ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng tại xí nghiệp bình minh (Trang 48)