Thí nghiệm 2

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo và ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng tại xí nghiệp bình minh (Trang 66)

Thí nghiệm: Khảo sát sự ảnh hưởng của độ ẩm của nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng.

Mục đích: Đánh giá tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng.

Tiến hành thí nghiệm: Chọn nguyên liệu có các độ ẩm khác nhau và xác định tỷ lệ gạo nguyên. Sau quá trình xát trắng xác định tỷ lệ gạo nguyên.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Xác định lượng gạo nguyên Chọn 4 loại có độ ẩm khác nhau

Cân mỗi loại 3 mẫu

4.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. THÍ NGHIỆM 1: Sự thay đổi độ ẩm qua các công đoạn sản xuất.

Bảng 5.1. Sự thay đổi độ ẩm qua các công đoạn sản xuất

Công đoạn Độ ẩm (%) Nguyên liệu 16,9 Xát trắng 1 16,3 Xát trắng 2 16,1 Lau bóng 1 16,2 Lau bóng 2 16,1 Sấy 14,3 Phân loại 14,2

(Nguồn: Xí nghiệp Bình Minh)

Qua bảng số liệu cho thấy độ ẩm qua các công đoạn không có sự khác biệt nhiều ngoại trừ công đoạn sấy. Mặt khác ta thấy ở công đoạn xát trắng 1 độ ẩm giảm nhanh do trong quá trình xát nhiệt nhiệt độ của gạo tăng làm mất ẩm. Còn trong quá trình lau bóng lượng ẩm hầu như không biến động, vì sức gió mạnh trong thiết bị làm nước phun sương không còn lại bao nhiêu.

4.3.2. THÍ NGHIỆM 2: Ảnh hưởng của độ ẩm của nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng.

Bảng 5.2. Ảnh hƣởng của độ ẩm của nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng.

Loại gạo (% ẩm) Lƣợng gạo nguyên (%)

15 – 15,5 85

16 – 16,8 87

17,1 – 18 90

18 – 18,5 83

(Nguồn: Xí nghiệp Bình Minh)

Qua bảng số liệu cho thấy lượng gạo nguyên liệu đưa vào sản xuất có độ ẩm khác nhau thì hiệu suất thu hồi gạo nguyên không giống nhau. Trên bảng số liệu ta thấy ở loại gạo 17,1 – 18% ẩm thì có hiệu suất thu hồi gạo cao hơn các loại gạo khác. Do ở

độ ẩm này thủy phân trong hạt gạo vừa đủ tạo nên cấu trúc gắn chắc cho hạt gạo. Còn ở gạo 15 – 15,5% ẩm thì thủy phân trong gạo thấp tạo nên cấu trúc giòn dễ nát trong qúa trình xay xát. Mặt khác ở độ ẩm 18 – 18,5% hạt chứa nhiều nước làm khả năng liên kết của hạt gạo bị kém nên dễ nát trong quá trình xát.

Từ đó cho thấy việc khống chế nguyên liệu đầu vào ở mức hợp lý là hết sức cần thiết, nhằm tránh hao hụt thất thoát trong quá trình sản xuất.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

---0---

5.1. KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp, đồng thời được trực tiếp tham gia vào sản xuất, em nhận thấy đây là chuyến thực tập vô cùng quý báo và bổ ích, đã giúp em phần nào áp dụng lý thuyết vào thực tế. Đồng thời tạo điều kiện cho em có thể nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn từ thực tiễn để tích lũy thêm kiến thức cho bản thân nhằm nâng cao trình độ trong quá trình sản xuất.

Qua khảo sát thực tế cho thấy yếu tố quyết định chất lượng gạo thành phẩm nhiều nhất là gạo nguyên liệu. Điều này làm chúng ta phải hết sức cố gắng làm tốt trong khâu trước chế biến. Trong quá trình xát trắng gạo sự dao động của độ ẩm là điều không mong muốn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thu hồi gạo.

Qua quá trình thực tập tại nhà máy em nhận thấy được những mặt thuận lợi cũng như hạn chế của nhà máy:

* Thuận lợi

- Được ban điều hành tổng công ty quan tâm đầu tư máy móc thiết bị cũng như về dân sự nên từng bước Xí nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định.

- Kế hoạch xuất khẩu của công ty liên tục nên tạo được nguồn hàng cho xí nghiệp hoạt động liên tục ở các vụ trong năm.

- Lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề ổn định đáp ứng yêu cầu công việc tại đơn vị.

- Thiết bị máy móc vận hành được cải tiến và lắp đặt mới, trang bị phương tiện bốc xếp bằng cơ giới đã tăng được khối lượng nhập - xuất hàng hóa.

- Gần sông nên thuận lợi cho việc xuất nhập hàng.

* Khó khăn

- Hoạt động của xí nghiệp chưa liên tục do nguồn nguyên không ổn định và do điều hành xuất khẩu gạo của chính phủ tạm ngưng xuất khẩu gạo.

- Một số máy móc đã cũ nên có nhiều hư hỏng, làm cho tiến trình sản xuất gặp trở ngại.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Xí nghiệp cần ký hợp đồng và đưa ra mức lương thích hợp với công nhân bóc vác đển tránh tình trạng thụ động trong công việc, số lượng công nhân không ổn định khi vào mùa vụ, gây khó khăn cho quá trình sản xuất của xí nghiệp.

- Cần mở rộng diện tích kho chứa để đáp ứng nhu cầu khi đến mùa vụ, đồng thời tăng thêm số lượng kho bảo quản để dự trữ nguồn nguyên liệu nhằm đáp ứng tính sản xuất liên tục của xí nghiệp.

- Cần bố trí thêm hệ thống hút bụi, thông gió nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như sức khỏe công nhân khi làm việc trong kho.

- Để góp phần nâng cao tiến trình làm việc, xí nghiệp cần lắp đặt hệ thống máy phát điện, nhằm cung cấp điện cho cả xí nghiệp khi có sự cố cúp điện.

- Cần có những hợp đồng nhằm đảm bảo tính ổn định của nguyên liệu, cung cấp liên tục cho quá trình sản xuất.

- Khuyến khích công nhân mua đầy đủ các loại bảo hiểm nhằm tạo tính an toàn trong sản xuất.

- Thường xuyên quan tâm giúp đỡ công nhân gặp khó khăn, tạo mối quan hệ giữa công nhân và xí nghiệp, khi đó công nhân cảm thấy gần gũi và gắn bó với xí nghiệp sẽ phát huy hết khả năng làm việc.

- Tăng cường tuyên truyền ý thức chấp hành nội quy về an toàn vệ sinh thực phẩm, các yêu cầu trong sản xuất, đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát.

- Tăng cường công tác bảo trì thiết bị, máy móc, đảm bảo quá trình sản xuất luôn hoạt động liên tục và hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---0---

1. Vũ Trường Sơn và Nhan Minh Trí (2003). Bài giảng chế biến lương thực. Bộ

môn Công nghệ thực phẩm. Trường Đại học Cần Thơ.

2. PGS. TS. Trần Như Khuyên và Ths Hoàng Xuân Anh (2007). Giáo trình Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực. NXB Hà Nội.

3. Bùi Đức Hợi (2006). Kỹ thuật chế biến lương thực. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

4. Nguyễn Nhật Minh Phương (2009). Bài giảng chế biến lương thực. Bộ môn Công nghệ thực phẩm. Trường Đại học Cần Thơ.

5. Ngô Xuân Hoàng (2009). Bài giảng Công nghệ xay xát. Trường trung cấp kỹ

thuật lương thực thực phẩm Vĩnh Long.

6. Ngô Xuân Hoàng (2009). Bài giảng Kiểm nghiệm lương thực. Trường trung cấp kỹ thuật lương thực thực phẩm Vĩnh Long.

7. Phan Văn Việt (2009). Giáo trình nguyên liệu lương thực. Trường trung cấp kỹ

thuật lương thực thực phẩm Vĩnh Long.

8. Lê Thị Hồng Nga (2009). Phúc trình thực tập tốt nghiệp Khảo sát quy trình công

nghệ và sự thay đổi các chỉ tiêu gạo trong quá trình sản xuất tại xí nghiệp 3 Vĩnh Long. Trường Đại học Cần Thơ.

9. Tiêu chuẩn gạo Việt Nam 1643 – 1992, TCVN 5643 – 1999, TCVN 1648 – 86, TCVN 5644 – 1999.

10. Vũ Quốc Trung và Lê Thế Ngọc (1997). Sổ tay kỹ thuật bảo quản lương thực.

NXB Khoa học Kỹ thuật.

11. Tổng công ty lương thực miền Nam (2011). Định mức kinh tế - kỹ thuật chế biến gạo.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo và ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng tại xí nghiệp bình minh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)