Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng nguyên liệu

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo và ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng tại xí nghiệp bình minh (Trang 27)

Xí nghiệp chuyên sản xuất các loại gạo để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, nên vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, việc kiểm tra chất lượng đầu vào đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá trị kinh tế cũng như chất lượng gạo thành phẩm. Do đó, nhà máy đã đưa ra một số chỉ tiêu tối thiểu phải đạt được khi thu mua nguyên liệu, đồng thời cũng dựa vào một số chỉ tiêu này để có thể quyết định giá cả cho việc thu mua nguyên liệu. Các chỉ tiêu nguyên liệu gạo được thể hiện ở bảng 3.3, bảng 3.4.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu chất lƣợng nguyên liệu gạo lức

STT Chỉ tiêu chất lƣợng Chỉ số chất lƣợng (%)

1 Độ ẩm (tối đa) 17,5

2 Tấm (tối đa) 28

3 Thóc (hạt/kg) 150

4 Hạt nguyên (tối thiểu) 50

5 Hạt nứt (tối đa) 7 6 Chất lượng hạt + Hạt đỏ 10 + Hạt phấn 10 + Hạt vàng 1,5 + Hạt xanh non 7 + Hạt bệnh 4,5

(Nguồn: Xí nghiệp Bình Minh)

Tùy vào độ ẩm của nguyên liệu mà bố trí thời gian xử lý cho phù hợp, đối với nguyên liệu khi mua vào có độ ẩm khoảng 15 – 16% thì được xử lý trong vòng 7 – 10 ngày, còn đối với nguyên liệu có độ ẩm lớn hơn 16% thì được xử lý trong vòng 2 – 5 ngày.

Tùy vào nhu cầu sản xuất của xí nghiệp, mà gạo nguyên liệu có độ ẩm lớn hơn 18% (không vượt quá 19,5%) và tỷ lệ thóc lớn hơn 150 hạt thì xí nghiệp vẫn mua, nhưng phải được xử lý riêng, cụ thể như:

- Nguyên liệu có độ ẩm từ 17,5 – 18,5% khi mua được đưa vào xử lý ngay hoặc tối thiểu là 96 giờ để tránh ảnh hưởng đến gạo thành phẩm.

- Nguyên liệu có độ ẩm từ 18,5 – 19,5% khi mua được đưa vào xử lý ngay, hoặc chậm nhất là 24 giờ.

Ngoài ra, nhà máy cũng cần đảm bảo các chỉ tiêu đối với nguyên liệu đã qua xát trắng, nhằm nâng cao chất lượng gạo thành phẩm cũng như hiệu suất thu hồi và tỷ lệ phế phẩm thu được trong quy trình sản xuất.

Qua thực tế cho thấy các chỉ tiêu chất lượng đặt ra cho việc thu mua nguyên liệu thường không đạt theo yêu cầu, nên ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình chế biến gạo. - Đối với chỉ tiêu độ ẩm: Nếu gạo nguyên liệu mua vào có độ ẩm cao thì quá trình xát trắng được thực hiện dễ dàng, nhưng hạt dễ bị gãy vỡ và cám xát ra có độ ẩm cao nên khó đi qua lớp lưới, làm lưới xát dễ bị tắt nghẽn, khi đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất của xí nghiệp. Tuy nhiên không vì thế mà độ ẩm mua vào quá thấp vì khi đó cũng ảnh hưởng đến năng suất thu hồi sản phẩm. Độ ẩm nguyên liệu vào khoảng 17 – 17,9%, đây là điều kiện tối thích để quá trình sản xuất được tốt hơn.

- Đối với chỉ tiêu hạt đỏ: Tùy vào nguồn nguyên liệu mà hạt đỏ có trong gạo nhiều hay ít, các hạt đỏ này có lớp cám dày nên khi xát trắng cần điều chỉnh khe hở giữa thanh cao su và côn xát nhỏ lại nhằm giúp quá trình xát trắng được tốt hơn, nhưng sẽ làm tăng tỷ lệ gạo gãy ảnh hưởng đến năng xuất sản xuất.

- Chỉ tiêu hạt phấn (hạt bạc bụng): Nguyên liệu mua vào thường có tỷ lệ hạt phấn khá cao, vì thế sau quá trình xát trắng và lau bóng gạo dễ bị gãy, do hạt phấn có khả năng chịu lực kém, nên tỷ lệ thu hồi thành phẩm thấp.

- Chỉ tiêu thóc lẫn: Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm, khi nguyên liệu có lẫn nhiều thóc cũng góp phần làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thiết bị, đặc biệt là máy tách thóc. Khi đó sàng sẽ làm việc quá tải, quá trình làm việc không đạt hiệu quả, lúc đó máy không bắt hết thóc, từ đó làm giảm giá trị cảm quan của gạo thành phẩm.

- Chỉ tiêu hạt xanh non: Hạt xanh non ở nguyên liệu gạo lức cũng thường chiếm tỷ lệ khá cao, đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ phụ phẩm. Hạt xanh non được tạo thành từ hạt lúa chưa chín hoặc phát triển chưa đầy đủ, nên khả năng chịu áp lực kém, do đó chúng dễ bị gãy nát trong quá trình xát trắng và lau bóng.

- Đối với chỉ tiêu hạt bệnh, hạt gãy và gạo lẫn nhiều tạp chất: Hàm lượng các chỉ tiêu này nếu chiếm tỷ lệ cao cũng góp phần làm tăng tỷ lệ phụ phẩm. Khi mua nguyên liệu vào chế biến, nếu vượt quá chỉ tiêu cho phép, đều gây ảnh hưởng đến quá trình chế biến cũng như hiệu quả kinh tế của xí nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào từng mùa vụ và điều kiện môi trường mà các chỉ tiêu sẽ thay đổi khác nhau. Ở vụ mùa đông xuân các chỉ tiêu thường đạt yêu cầu hơn vụ hè thu, do vụ hè thu thường xảy ra mưa bão, thiên tai lũ lụt nên ảnh hưởng đến quá trình chế biến cũng như bảo quản gạo.

Bảng 3.4. Chỉ tiêu chất lƣợng gạo bán thành phẩm STT Chỉ tiêu chất lƣợng (%) Loại gạo 5% 10% 15% 20% 25% 100% 1 Độ ẩm 14-15 14,5-15,5 14,5-15,5 15-16 15-16 14,2-15 2 Tạp chất (tối đa) 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 - 3 Tấm (tối đa) 7 13 17 23 28 - 4 Thóc lẫn (hạt) 17 30 30 35 35 - 5 Hạt nguyên 62 57 52 47 42 - 6 Hạt phấn 8 8 9 9 10 9 7 Hạt đỏ, sọc đỏ 1 2,5 3 6 7 - 8 Hạt vàng 1,2 1,2 1,2 1,5 2 - 9 Hạt xanh non - - 0,2 0,5 2,5 2,5 10 Hạt hư 1 1,2 0,5 2,5 2,5 -

(Nguồn: Xí nghiệp Bình Minh)

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo và ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng tại xí nghiệp bình minh (Trang 27)