SƠ ĐỒ QUY TRÌNH LAU BÓNG GẠO CHI TIẾT

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo và ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng tại xí nghiệp bình minh (Trang 30)

3.2.1. Dàn máy 1

Nguyên liệu Bồ đài 1 Thùng

chứa Bồ đài 2 Sàng tạp chất Bồ đài 3 Máy xát trắng Bồ đài 4 Máy xát trắng Bồ đài 5 Sàng tách thóc Bồ đài hồi 6 Bồ đài 7 Bồ đài hồi 8 Máy lau bóng 1 Bồ đài 9 Máy lau bóng 2 Bồ đài 10 Bồ đài 12 Bồn sấy nhiệt Bồn sấy gió

Bồ đài 13 Bồ đài 14 Sàng đảo chọn hạt Trống

Tấm 2 Tấm 1

Bồ đài 11 Băng tải

Gạo thành phẩm

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình lau bóng gạo của dàn máy 1

3.2.2. Dàn máy 2

Nguyên liệu Thùng

chứa Bồ đài 2 Sàng tạp chất

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình lau bóng gạo của dàn máy 2

Bồ đài 1 Bồ đài 3 Máy xát trắng 1 (Cối Lamico) Bồ đài 4 Máy xát trắng 2 (Cối Lamico) Bồ đài 5 Sàng tách thóc Bồ đài hồi 6 Bồ đài 7 Bồ đài hồi 8 Máy lau bóng 1 Bồ đài 9 Máy lau bóng 2 Bồ đài 10 Bồ đài 12 Bồn sấy nhiệt Sàng đảo Bồ đài 11 Trống chọn hạt Bồ đài 14 Bồ đài 13 Băng tải Gạo thành phẩm Thóc lẫn gạo Gạo lẫn thóc Gạo lẫn thóc Tấm 1 Băng tải Tấm 2

3.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 3.3.1. Sơ đồ quy trình lau bóng gạo 3.3.1. Sơ đồ quy trình lau bóng gạo

3.3.2. Thuyết minh quy trình

Để bắt đầu vào quy trình việc đầu tiên ta cần làm là cho nguyên liệu vào hộc đầy đủ, sau đó tiến hành kiểm tra nguồn điện, kiểm tra toàn bộ dây chuyền xem có hư hỏng không và cuối cùng là mở công tắc điện ở cầu dao chính rồi bật công tắt vận hành máy.

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình lau bóng gạo

(Nguồn: Xí nghiệp Bình Minh)

Tiếp nhận nguyên liệu Thùng chứa nguyên liệu Tách tạp chất Trống phân loại Sàng đảo Tách thóc Xát trắng gạo 1, 2 Sấy gạo Lau bóng gạo 1, 2 Gạo thành phẩm Tạp chất Cám khô Thóc lẫn Cám ướt Tấm 1 Tấm 2

Chú ý: Khi bắt đầu cán bộ sẽ mở công tắt vận hành máy từ bồn thành phẩm trở ngược lên để loại ra khỏi máy những cặn bẩn của lần làm việc trước.

3.3.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu

- Nguyên liệu của xí nghiệp gồm: gạo lức, gạo bán thành phẩm và gạo trắng. Nguyên liệu được thu mua ở khắp các tỉnh đồng bằng.

- Cách thu mua nguyên liệu: Nguyên liệu được thu mua bằng cách người bán chở nguyên liệu lại hoặc đem mẫu lại để xí nghiệp phân tích về độ ẩm, tỷ lệ gãy, hạt hư, đỏ, sọc đỏ, ẩm vàng, bạc bụng, xanh non,... Sau đó, công ty định giá, nếu hợp đồng thành công thì tiến hành nhập nguyên liệu hoặc người bán chở nguyên liệu lại. Trong quá trình nhập nguyên liệu, cán bộ kiểm nghiệm thường xuyên dùng cây xiên để xom lấy mẫu gạo đem phân tích xem có giống với mẫu đã phân tích lúc đầu không, nếu không giống mẫu ban đầu thì tạm ngưng nhập hàng để thỏa thuận lại với người bán.

3.3.2.2. Thùng chứa nguyên liệu

- Nguyên liệu được mang vào hộc thông qua băng tải và bồ đài 1 sẽ hoạt động để múc gạo lên thùng chứa nguyên liệu bằng các gàu tải.

- Từ thùng chứa nguyên liệu gạo sẽ được đưa xuống băng tải để cho bồ đài 2 múc lên chuyển sang công đoạn tiếp theo.

3.3.2.3. Tách tạp chất

* Dàn máy 1

- Nguyên liệu từ thùng chứa xuống băng tải chuyển sang bồ đài 2 rồi được các gàu tải đưa xuống thùng chứa vào sàng tạp chất (hình 3.5). Bên trong sàng có thanh nam châm chịu trách nhiệm hút kim loại, ngoài ra còn có 2 lớp lưới sàng sẽ loại tạp chất lớn và loại tạp chất nhỏ.

- Nếu gạo ở thùng chứa phía trên sàng tạp chất đầy quá mức thì gạo đó sẽ được đưa theo đường ống dẫn xuống trở lại hộc nguyên liệu.

* Dàn máy 2

Tương tự như dàn máy 1 nhưng chỉ khác ở sàng tạp chất không có thùng chứa phía trên và lỗ lưới mặt sàng nhỏ hơn.

3.3.2.4. Xát trắng gạo

- Sau khi làm sạch nguyên liệu qua bồ đài 3 được gàu tải đưa xuống thùng chứa để vào máy xát trắng 1, rồi được bồ đài 4 đổ qua thùng chứa xuống máy xát trắng 2.

Mục đích: Bóc đi lớp cám trên bề mặt do quá trình cọ xát giữa gạo với lưới, giữa gạo với patin cao su và giữa các hạt gạo với nhau.

- Trong quá trình xát trắng lượng cám bốc ra thường là 5,5% - 11% so với khối lượng hạt gạo lức. Ở đây cám được tách ra và đưa về cylone lắng, sau đó cám lập tức được quạt hút đưa cám theo đường ống dẫn cám trở về buồng cám.

Chú ý

+ Trường hợp sàng phân li bị hư thì cán bộ vận hành máy phải điều chỉnh cho máy xát trắng (hình 3.6 và hình 3.7) hoạt động mạnh hơn để đánh rớt lớp vỏ trấu.

+ Cả 2 dàn máy đều hoạt động giống nhau nhưng năng suất của dàn máy 1 là máy xát trắng Bùi Văn Ngọ (hình 3.6) thấp hơn dàn máy 2 là máy xát trắng Lamico (hình 3.7).

+ Nếu chạy gạo trong kho (gạo bán thành phẩm nhập từ bên ngoài) thì gạo sẽ không qua công đoạn xát trắng.

3.3.2.5. Tách thóc

- Gạo đã xát trắng liền được đưa tới thùng chứa rồi xuống sàng phân li để tách thóc bởi bồ đài 5. Gạo nguyên liệu phải qua 9 lớp sàng và được chia ra 3 phần:

+ Phần gạo còn lẫn ít thóc được bồ đài 6 và 8 chuyển lên thùng chứa đưa xuống sàng bắt thóc lại.

+ Phần thóc lẫn gạo được đưa ra ngoài đóng bao đổ vào hộc nguyên liệu bắt đầu lại quy trình.

+ Phần gạo đã bắt hết thóc thì qua bồ đài 7.

Chú ý: Cả 2 dàn máy đều hoạt động giống nhau.

+ Nếu là gạo bán thành phẩm từ bồ đài 2 chuyển trực tiếp qua sàng tách thóc (hình 3.9).

+ Nếu là gạo lức thì gạo sẽ từ bồ đài 5 rồi mới qua sàng tách thóc.

3.3.2.6. Lau bóng gạo

Cả 2 dàn máy ở công đoạn này hoàn toàn giống nhau.

- Gạo được gàu tải của bồ đài 7 múc qua, ở đây xảy ra 2 trường hợp:

+ Chạy đơn (dành cho gạo 20% tấm): Gạo sẽ đi qua cùng 1 lúc cả 2 máy lau bóng (hình 3.8) 1 và 2 rồi vào bồ đài 10.

+ Chạy chuyền (dành cho gạo 5% tấm): Đầu tiên gạo từ thùng chứa vào máy lau bóng 1 rồi được chuyển qua thùng chứa vào máy lau bóng 2 nhờ bồ đài 9, gạo được lau bóng lần 2 xong sẽ qua bồ đài 10.

- Trong quá trình lau bóng, gạo sẽ được phun sương nhờ bình phun nước ở phía sau máy lau bóng kết hợp với hơi gió lấy từ bên ngoài làm xáo trộn gạo ở bên trong khoang lưới tạo sự ma sát giữa gạo – lưới – thanh cản cao su dưới áp lực nén sẽ làm cho gạo trắng bóng. Suốt cả quá trình cán bộ kỹ thuật thường xuyên điều chỉnh vòi phun sương theo kinh nghiệm của mình và điều chỉnh máy lau bóng để đạt độ sáng bóng theo yêu cầu. Qúa trình lau bóng có thể bốc thêm 1% - 2% lớp cám còn lại. Trên thân máy có lắp đặt hệ thống ống hút cám và được đưa về cylone lắng để thu hồi.

3.3.2.7. Sấy gạo

* Dàn máy 1

- Sấy nhiệt: Gạo từ bồ đài 10 qua bồ đài 12 vào thùng sấy nhiệt (vì độ ẩm của nguyên liệu cao), thời gian này xí nghiệp tiến hành sấy bằng than. Hệ thống sấy nhiệt (hình 3.11) được khởi động khi nhiệt được đưa lên bồn sấy khoảng 4 - 6 tấn và thời gian sấy sẽ tùy thuộc vào độ ẩm đầu vào.

+ Trường hợp gạo có độ ẩm cao 17,5% – 19,5% thì sấy với nhiệt độ 600

C - 800C.

+ Trường hợp gạo có độ ẩm 16,5% - 17,5% thì sấy nhiệt ở 300

C.

+ Trường hợp gạo có độ ẩm 17% - 18% mà là gạo tốt thì sấy với nhiệt độ 500C - 600C.

- Sấy gió: Gạo chuyển qua bồ đài 13 rồi vào thùng sấy gió, tại đây gạo được làm nguội thông qua hơi gió do quạt thổi vào.

* Dàn máy 2

- Trường hợp chạy gạo lức thì gạo từ bồ đài 10 qua bồ đài 12 đến bồn sấy, gạo lức có độ ẩm 14% - 16% thì chỉ sấy gió, còn khi độ ẩm cao hơn thì ta sấy lửa ở trên trước rồi mới xuống sấy gió.

Chú ý: Nếu chạy gạo trong kho (gạo bán thành phẩm có độ ẩm 14% - 14,5%) thì không cần phải qua bồn sấy mà gạo sẽ được chuyển trực tiếp từ bồ đài 12 đến sàng đảo.

3.3.2.8. Sàng đảo

* Dàn máy 1

Gạo nguội lên bồ đài 14 qua sàng đảo, sàng này sẽ chuyển động theo vòng tròn, tại đây gạo sẽ được phân loại theo 3 lớp lưới:

+ Lớp 1: Lỗ 4 li bắt gạo nguyên đưa ra ngoài vào trống chọn hạt.

+ Lớp 3: Lỗ 1,8 – 2 li bắt tấm loại 2 (còn gọi là tấm mẵn) và chúng sẽ ra ngoài qua phiễu xuống thùng chứa đặt ở sau trống chọn đóng bao làm thức ăn gia súc.

* Dàn máy 2

- Nếu là gạo trong kho thì gạo từ bồ đài 11 chuyền trực tiếp lên sàng đảo (hình 3.10) rồi xuống trống chọn và cách thức hoạt động cũng tương tự như dàn máy 1.

3.3.2.9. Trống phân loại: Từ sàng đảo gạo lẫn tấm đều được đưa xuống trống tách

tấm (hình 3.10), ở đây tấm 1 và gạo được tách ra riêng.

3.3.2.10. Gạo thành phẩm

* Dàn máy 1: Gạo theo bồ đài 11 lên băng tải cao su chuyển qua sàng thùng bán thành phẩm, còn tấm 1 chuyển trực tiếp ra ngoài đóng bao.

* Dàn máy 2: Gạo sẽ chuyển từ trống chọn qua bồ đài 13 lên băng tải vào thùng thành phẩm còn tấm 1 thì qua bồ đài 14 lên băng tải xuống thùng thành phẩm.

Nhận xét: Sau khi hoàn thành quy trình lau bóng gạo ta tiến hành tính toán lượng hao hụt để làm định mức cho những lần chế biến tiếp theo và làm cơ sở cho việc định giá gạo xuất khẩu sau này.

* Cách tính hao hụt và tỉ lệ thu hồi

Đặt vấn đề : khi đưa 36450 kg gạo lức vào dàn máy lau bóng ta thu được gạo 5% là 22800 kg, tấm 1 là 7150 kg, tấm 2 là 850 kg, cám 1 là 4000 kg, cám 2 là 1200 kg. Tính tỉ lệ thu hồi gạo 5% và hao hụt trong suốt quy trình?

* Khi gạo này chưa qua buồn sấy

Tổng thu hồi: 22800 + 7150 + 850 + 4000 = 36000 kg Tỉ lệ thu hồi sau quá trình lau bóng: 100 98,77%

36450

36000 

* Khi gạo này đã qua buồn sấy

Khi qua sấy gạo có độ ẩm từ 15,5% giảm xuống 14,3%, khối lượng gạo thu được sau khi sấy là 35500 kg. Biết rằng trong 100 kg gạo độ ẩm giảm 1 độ tức là khối lượng gạo sẻ giảm 1,2 kg.

- Hao hụt thực tế: 36000 – 35500 = 500 kg

- Hao hụt trong quá trình sấy khi độ ẩm giảm 1%: 1.2 430kg

100

36000 

- Hao hụt trong quá trình sấy khi độ ẩm giảm 1,2: 516kg

1 430 2 .

- Tỉ lệ chênh lệch giữa hao thực tế và hao định mức: 1,03 500 516

Bảng 3.5. Bảng đánh giá chất lƣợng của gạo 5% tấm

Xát trắng Thóc Mức xát Độ gãy (%) Hạt/kg Tốt 5,8 – 8,1 13,0 – 15,0 Đánh bóng Độ trắng Độ bóng Sọc đỏ (%) Độ gãy (%) Đạt Đạt 0,3 – 0,5 1,2 – 1,4

Sấy (nhiệt độ gió) W (%) 14,0 – 14,2

Tách tấm Tấm (%) Hạt nguyên (%) Hạt bạc bụng (%) Hạt hỏng (%) 4,4 – 4,6 71,0 – 73,0 4,2 – 4,8 0 – 0,2

Bảng 3.6. Bảng đánh giá chất lƣợng của gạo 25% tấm

Xát trắng Thóc Mức xát Độ gãy (%) Hạt/kg TB 5,8 – 6,1 22,0 –24,0 Đánh bóng Độ trắng Độ bóng Độ gãy (%) Đạt Đạt 0,89

Sấy (nhiệt độ gió) W (%) 14,0 – 14,2

Tách tấm Tấm (%) Hạt nguyên (%) Hạt bạc bụng (%) Hạt hỏng (%) 18,0 – 19,0 61,0 – 64,0 6,2 – 6,4 0,2 – 0,4

3.4. THIẾT BỊ SẢN XUẤT 3.4.1. Bồ đài 3.4.1. Bồ đài

* Chú thích

1. Thân bồ đài 5. Puly dưới

2. Puly trên 6. Bộ phận điều chỉnh sức căng dây băng gàu 3. Gàu múc 7. Phễu nạp liệu

4. Dây băng gàu

Dùng để chuyển tải hàng hóa ở dạng rời từ học chứa nguyên liệu đến nơi chế biến hoặc giữa các thiết bị chế biến này sang thiết bị chế biến khác.

3 4 1 2 5 6 7 Hình 3.5. Bồ đài (Nguồn:www.google.com.vn)

3.4.1.1. Cấu tạo

- Thân bồ đài được làm bằng khung thép, chiều cao của bồ đài phụ thuộc vào vị trí chuyển tải, tiết diện của than bồ đài là hình chữ nhật. Bên trong bồ đài có lắp đặt 2 puly (Puly trên và puly dưới), dây đai được cuốn qua 2 puly này. Trên dây đai có nhiều vòng để múc nhiên liệu, kích thước của gàu tùy thuộc vào năng suất của gàu tải.

- Năng suất của bồ đài tùy thuộc vào các yếu tố: + Công suất của động cơ

+ Số lượng gàu

+ Thể tích chứa của gàu

3.4.1.2. Nguyên lý hoạt động

- Trên dây đai có lắp đặt các gàu tải, chúng nằm cách nhau một khoảng gọi là bước. Đai nhận chuyển động từ tang chủ động và vắt qua tang bị động có đường trục di động lắp trên khung điều chỉnh suất căn đai. Gàu đi từ dưới lên sẽ múc gạo và nâng lên đến tang chủ động. Khi lên đến tang chủ động các gàu tải tạt gạo đến cửa ra nguyên liệu.

3.4.1.3. Các dạng hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục

- Dây đai bị chùn, bị đứt khi gặp vấn đề này ta sẽ tăng đưa dây đai, nếu dây bị đứt thì thay dây mới.

- Các đầu bulông bị mòn do ma sát với tang để ngăn chặn việc này ta phải kiểm tra thường xuyên và thay cái mới để đảm bảo công việc được tiến hành xuyên suốt. - Các bulông bị lỏng phải xiết chặc lại.

- Nếu bể bạt đạn, mòn cốt ta sẽ thay bạt đạn và đắp cốt tiện lại.

- Dây curoa hoặc dây xích chuyển động bị chùn, bị đứt thì tăng đưa lại hay thay mới.

3.4.2. Sàng tạp chất

- Có tác dụng tách khỏi gạo các tạp chất bám vào như dây nilon, kim loại, gạo bị sâu mọt,…

* Chú thích

1. Phễu nhập liệu 4. Lưới đường kính 2 mm

2. Ngõ hút bụi 5. Lối ra gạo sạch

3. Lưới đường kính 10 mm 6. Lối ra tạp chất nhỏ

3.3.2.1. Cấu tạo

* Ở dàn máy 1

- Thùng sàng ở bên trong có lắp 2 mặt sàng: + Mặt sàng trên: lỗ 7 mm tách tạp chất lớn. + Mặt sàng dưới: lỗ 1.2 mm tách tạp chất nhỏ. - Cơ cấu xoay lệch tâm giúp sàng chuyển động. - Bộ phận nam châm hút kim loại.

* Ở dàn máy 2

- Có 2 lớp sàng: + Lớp trên: lỗ 8 mm + Lớp dưới: lỗ 0,7 mm

+ Bộ phận nam châm hút kim loại.

3.4.2.2. Nguyên lý hoạt động 1 3 2 6 7 4 5 Hình 3.6.Sàng tạp chất (Nguồn: www.sinco.com.vn)

- Nguyên liệu được đưa vào sẽ đi qua bộ phận lọc kim loại, tại đây các nam châm dạng bậc thang sẽ giữ kim loại lại. Sau đó nguyên liệu tiếp tục được dưa xuống phía dưới, gạo sẽ qua các lỗ xuống máng hứng còn tạp chất được đưa ra ngoài theo hướng khác.

3.4.2.3. Các dạng hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục

- Sứt mối hàn giữa thanh đàn hồi và sàng phải thường xuyên kiểm tra mối hàn để kịp thời khắc phục.

- Bể bạt đạn, gãy thanh đàn hồi phải thay mới nhanh chóng. - Lưới sàng bị thủng nên tiến hành thay lưới mới ngay.

- Bên cạnh đó phải kiểm tra và quét dọn những tạp chất lớn tránh nghẽn gạo.

3.4.3. Máy xát trắng Hình 3.7. Máy xát trắng trục coll 7 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 15 6 3 10 5 * Chú thích 1. Ecru và chốt hãm đầu trục 2. Nắp đậy 3. Côn xát 4. Vỏ máy

6. Vít điều chỉnh patin cao su

7. Bánh răng truyền động 8. Puly 9. Chân máy 10. Trục máy 11. Phễu hứng gạo trắng 12. Cánh gạt tấm

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo và ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên sau quá trình xát trắng tại xí nghiệp bình minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)