Giải pháp quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 77)

- Đất trồng cây hàng năm 10.665,69 78,

3.6.Giải pháp quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVT

3 Diện tích đất chưa sử dụng 201,5 0,

3.6.Giải pháp quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVT

Việc sản xuất rau màu một cách đại trà tại khu vực nghiên cứu là một trong những hướng đi đúng đắn nhằm phát triển kinh tế. Nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất rau nhằm đảm bảo năng suất là điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên với thực trạng sử dụng như đã nêu ở trên những hậu quả nảy sinh là điều không tránh khỏi. Việc sử dụng phân bón hóa học không hợp lí sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, về lâu dài sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất của đất và rất khó để phục hồi. Việc sử dụng thuốc BVTV theo thói quen hơn là theo quy trình, hướng dẫn gây nên hiện tượng kháng thuốc ở sâu bệnh, lượng dùng nhiều nhưng không có hiệu quả. Chính từ những vấn đề trên, để sử dụng hợp lí phân bón và thuốc BVTV đảm bảo an toàn môi trường tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

1- Nâng cao trách nhiệm quản lý của phòng Nông nghiệp huyên, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm khuyến nông, trạm khuyến nông, năng lực của cán bộ khuyến nông phải đi sát với thực tế canh tác tại địa phương. Hướng dẫn người dân cách thức sử dụng thuốc BVTV theo phương thức cán bộ khuyến nông hướng dẫn thực hành mẫu, người dân học tập, từ đó hiệu quả công tác khuyến nông đạt tốt nhất.

2- Tập huấn, nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân trong việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng cần thay đổi được thói quen trong tập quán sử dụng thuốc của người dân bằng việc tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân. khuyến khích người dân tham gia các lớp học tập huấn để giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng thuốc BVTV một cách thiết thực. Khuyến cáo người dân khi sử dụng phân bón và thuốc BVTV đúng cách thức và đúng quy định.

3- Quy hoạch rõ vùng sản xuất rau an toàn và những Chính sách về sản xuất rau an toàn tại địa phương. Trên khu vực sản xuất rau an toàn cần xây dựng bảng quy trình sản xuất RAT theo hướng VIETGAP, lịch thời vụ, các quy định của địa phương về giảm thiểu rủi ro do phân bón và thuốc BVTV. Các cây rau chế biến có hiệu quả kinh tế rất cao, sản phẩm đầu ra tương đối thuận lợi. Năm 2012, toàn huyện trồng được 550 ha rau chế biến; dự kiến đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 năm 2015 là 800 ha và năm 2020 là 1.200 ha. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên cụ thể của các xã, huyện quy hoạch các xã sản xuất rau chế biến là: Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Sơn, Hương Lạc, Tiên Lục, tân dĩnh và Tân Hưng.

4- Một số giải pháp khác như: Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (trong nước và xuất khẩu) cho các nông sản hàng hóa; Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Thực hiện tốt chương trình “liên kết 4 nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng. Đa dạng hóa các loại hình và ngành nghề đào tạo, tập trung cao cho các ngành nghề mà sản xuất trên địa bàn đang cần. Tuyển chọn và đưa vào sản xuất các giống rau có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa bàn. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 77)