NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 37)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sản xuất rau tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Lạng Giang, Bắc Giang.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2013 đến 8/2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với sản xuất rau tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

2. Hiện trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện Lạng Giang. 3.Hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón trong sản xuất rau tại địa phương.

4. Hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau. 5. Đánh giá của người dân về việc quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

6. Một số giải pháp quản lý và sử dụng phân bón và thuốc BVTV bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thu thp s liu th cp 2.3.1. Thu thp s liu th cp

Các tài liệu thứ cấp bao gồm:

- Bản đồ hành chính, bản đồ sử dụng đất huyện Lạng Giang, tài liệu thống kê hàng năm của UBND huyện Lạng Giang và tỉnh Bắc Giang.

- Báo cáo của UBND huyện Lạng Giang về tình hình kinh tế - xã hội (tài liệu trình HĐND huyện) các năm 2010, 2011, 2012.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Lạng Giang qua các năm 2010, 2011, 2012.

- Báo cáo về tình hình phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang các năm 2010, 2011, 2012.

- Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố. - Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh tế kỹ thuật, kế hoạch, phương hướng phát triển của của huyện và các xã sản xuất rau.

- Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Nghiên cứu kinh tế, Kinh tế & Dự báo, Website của huyện Lạng Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...

2.3.2. Thu thp s liu sơ cp

2.3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu:

Các điểm nghiên cứu phải đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Đại diện về điều kiện tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn... + Đại diện về điều kiện kinh tế - xã hội: trình độ dân trí, tập quán canh tác, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế của hộ gia đình;

+ Là địa bàn sản xuất rau truyền thống, có nhiều kinh nghiệm, thị trường... Dựa vào các tiêu chí nêu trên, chúng tôi lựa chọn được 3 xã điển hình đó là: Quang Thịnh, Tân Thịnh và Tiên Lục.

2.3.2.2. Điều tra nông hộ bằng phiếu câu hỏi in sẵn:

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài, nhờ sự phối hợp giúp đỡ của phòng NN&PTNT huyện, chúng tôi sử dụng phương pháp ngẫu nhiên lựa chọn các hộ sản xuất rau thuộc 2 khối: (1) khối sản xuất rau nguyên liệu cho Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu (GOC) và (2) khối sản xuất rau tiêu thụ trên thị trường thông thường thuộc 3 xã đại diện đã chọn. Tổng số phiếu điều tra là 120 phân bố như sau:

Khối (1) Khối (2)

Xã Quang Thịnh 22 17

Xã Tân Thịnh 21 19

Xã Tiên Lục 23 18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Thông tin thu thập là tình hình sản xuất rau, quản lý và sử dụng phân bón, thuốc BVTV, năng suất, chất lượng rau, ảnh hưởng của phân bón, thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe của hộ, ý kiến đánh giá của các hộ....

2.3.2.3. Phương pháp phân tích SWOT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phương pháp người dân cùng tham gia để phân tích điểm mạnh (Strength); điểm yếu (Weak); cơ hội (Opportunity) và thách thức (Thereats) trong sản xuất rau ở các điểm nghiên cứu.

2.3.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa:

Quan sát trực tiếp thực trạng sản xuất rau, tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên đồng ruộng ở các điểm nghiên cứu. Thông qua quan sát trực tiếp để có hình ảnh trực quan về sản xuất của người dân, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa bàn nghiên cứu, môi trường xung quanh khu vực sản xuất….

2.3.3. Phương pháp phân tích, x lý s liu

Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, sử dụng phần mềm excel và công cụ thống kê mô tả để xử lý số liệu. Kết quả đánh giá được so sánh với tiêu chuẩn của quy trình sản xuất rau đã được Bộ NN&PTNT thông qua.

2.3.4. Phương pháp so sánh

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số bình quân để so sánh kết quả điều tra. Tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu, số liệu bằng các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ. Tiến hành phân tích đánh giá tình hình biến động về số lượng, chất lượng, từ đó rút ra bản chất của hiện tượng, dự báo xu thế phát triển và đề ra các giải pháp có căn cứ khoa học để giải quyết vấn đề cụ thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 37)