Tình hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 25)

Ở Việt Nam, thuốc BVTV thực sự có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp qua hơn 40 năm qua. Tuy lịch sử dụng thuốc BVTV ở nước ta chưa dài song bước đi cũng giống như nhiều nước khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Trong giai đoạn những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, thuốc BVTV bắt đầu được sử dụng ở Việt Nam. Giai đoạn 1981-1986 mức sử dụng 6.500 - 9.000 tấn/năm. Ðến năm 2010 tăng lên 72.560 tấn (số liệu của Cục BVTV, 2012). Sự gia tăng nhanh, chủ yếu là thuốc hóa học BVTV cùng với sự thiếu kỹ thuật trong sử dụng, lấy thuốc BVTV là giải pháp chủ yếu trong phòng trừ dịch bệnh... đã mang lại những tác hại khôn lường cho hệ sinh thái, môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của nông nghiệp, góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cho rằng, lịch sử sử dụng thuốc BVTV qua ba giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn cân bằng sử dụng; tiếp đến là giai đoạn dư thừa sử dụng và giai đoạn khủng hoảng sử dụng. Ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản: nền kinh tế từ tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Năm thành phần kinh tế, đều được phép kinh doanh thuốc BVTV. Nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định, có lợi cho nông dân. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ qua các năm đều tăng, nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới an toàn hơn, hiệu quả hơn với môi trường được nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp trong cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợi. Công tác quản lý thuốc BVTV được chú ý đặc biệt đạt được kết quả khích lệ (Nguyễn Trần Oánh,2007).

Chương trình IPM thực hiện bắt đầu từ vụ mùa năm 1992 để giúp đỡ nông dân có kiến thức, trở thành nhà sản xuất trên chính ruộng của họ. Mục tiêu của chương trình là làm cho nông dân sản xuất nhỏ có thể đưa ra những quyết định sản xuất lúa gạo hợp lý. Chương trình tập trung đào tạo các giảng viên và mở các lớp tập huấn cho hơn 90% người trồng lúa trên cả nước . Năm 1996 chương trình IPM đã được mở rộng từ lúa sang rau để hỗ trợ các hộ có quy mô trồng rau và cây ăn quả nhỏ tìm được sinh kế bền vững hơn nhờ hỗ trợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 việc sản xuất hiệu quả, lợi nhuận, lành mạnh và bảo vệ môi trường (FAO, 2002). Năm 2007, chương trình IPM đã được thực hiện ở hầu hết các tỉnh có diện tích rau lớn. Chương trình "ba giảm, ba tăng", "SRI"... với diện tích khoảng một triệu ha lúa (15% diện tích lúa), lượng thuốc BVTV sử dụng giảm từ 30 đến 50% mà năng suất vẫn tăng khoảng 10 đến 12%. Riêng An Giang áp dụng hơn 85% số diện tích lúa tiết kiệm được 1.040 tỷ đồng thuốc BVTV.

Theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 - 2009, tỷ lệ số hộ vi phạm trong sử dụng thuốc BVTV là 35 -17,8 %, trong đó không đảm bảo thời gian cách ly: 2,0 - 8,43%; không đúng nồng độ và liều lượng: 10,24 - 14,34 %; sử dụng thuốc cấm: 0,19 - 0,0 % ; thuốc ngoài danh mục: 2,17 -0,52 %. Các số liệu kiểm tra cho thấy, mặc dù việc sử dụng thuốc BVTV có nhiều tiến bộ, trình độ nhận thức của nông dân được tăng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: vẫn còn sử dụng thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục; Tăng liều lượng sử dụng so với khuyến cáo; Hỗn hợp nhiều loại thuốc trong một lần phun; Chưa đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc BVTV khi sử dụng; Phun thuốc định kỳ theo tập quán, tỷ lệ hộ nông dân phun thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật còn rất thấp; vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng chưa được thu gom, vứt bừa bãi trên đồng ruộng.

Theo cục BVTV, hàng năm cả nước sử dụng khoảng 20.000 - 25.000 tấn thuốc BVTV các loại. Nếu tính nồng độ thuốc khoảng 2% thì lượng thuốc phun là 75.1010 lít. Với diện tích canh tác 7 triệu ha thì 1 ha đã sử dụng 11.104 lít thuốc 2%/ha/năm hay có thể hình dung là 11 lít thuốc 2%/m2/năm. Tuy nhiên, theo Phạm Bình Quyền và CTV (1995), thuốc BVTV sử dụng ở vùng rau Đà Lạt là 5,1 - 13,5 kg/ha, vùng ĐBSCL là 1,5 -1,7 kg/ha, chè ở Hoà Bình là 3,2 - 3,5 kg/ha. Điều tra vùng trồng rau Từ Liêm, Hà Nội năm 1996 đã thấy, tại Mai Dịch, Tây Tựu, một vụ rau phun thuốc đến 25 lần, loại thuốc sử dụng chủ yếu là Monitor, Dipterex, Basa, DDT, Wofatox, Validacin....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 sự chỉ dẫn của người bán thuốc, do đó việc đọc các thông tin trên nhãn mác bao bì thuốc BVTV là rất ít. Với mỗi loại thuốc BVTV thông tin về thời gian cách ly của thuốc đều được ghi trên bao bì thuốc. Thời gian cách ly của thuốc BVTV là khoảng thời gian từ lần phun thuốc cuối cùng tới ngày thu hoạch. Nếu đảm bảo đúng thời gian cách ly thuốc BVTV sẽ phân hủy hết và giảm nguy cơ gây ra tác hại cho người tiêu dụng. Tuy nhiên, hầu hết người sản xuất không tuân thủ thời gian cách ly vì lý do lợi nhuận và do sự kém hiểu biết về thời gian cách ly của thuốc.

Trên bao bì thuốc BVTV có các biểu tượng và vạch màu biểu thị độ độc và nhóm thuốc. Khi người sử dụng thuốc BVTV nhận thức được điều này và lựa chọn loại thuốc một cách hợp lý thì sẽ hạn chế được sự độc hại của thuốc. Tuy nhiên, hầu hết người sử dụng thuốc BVTV lại không hiểu thông tin này một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 25)