- Đất trồng cây hàng năm 10.665,69 78,
3 Diện tích đất chưa sử dụng 201,5 0,
3.3.2. Sử dụng phân vô cơ
Các hộ dân thường bón phân hóa học từ 2 – 5 lần/vụ tuy nhiên tùy thuộc vào loại cây trồng mà lượng bón, tỉ lệ bón cũng khác nhau.
Qua bảng 3.12 ta thấy: các loại cây trồng khác nhau thì lượng và tỉ lệ bón các loại phân hóa học khác nhau. Bên cạnh đó có thể nhận thấy ảnh hưởng của phân chuồng đến việc bón phân hóa học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
Bảng 3.12. Lượng phân vô cơ bón cho các cây rau
Cây trồng Lượng bón (kg/ha) Quy trình kỹ thuật (N:P2O5:K2O) N P2O5 K2O TB SD TB SD TB SD Hành tây 128 15,1 265 65,7 172 31,7 RAT(120:90:120) Dưa chuột 153 21,5 234 73,1 187 55,1 RAT(80:90:120) Su hào 256 57,5 191 37,5 103 37,3 RAT(120:100:120) Bắp cải 206 25,3 139 23,7 71 12,6 RAT(200:90:80) Súp lơ 174 15,7 160 15,7 97 16,5 RAT(200:90:80) Dưa chuột nhật 230 92,3 90 35,9 250 25,8 GOC(320:150:350)
Dưa chuột bao tử 250 85,5 120 42,3 250 33,5 GOC(320:150:350)
Cà chua bi 140 53,5 90 35,5 175 23,9 GOC(200:120:250)
Nguồn: phiếu điều tra nông hộ (n=120), 2014.
Do bón phân chuồng với lượng rất thấp nên để bù lại, lượng phân hóa học bón cho rau màu lớn hơn khuyến cáo khá nhiều. Trong ba loại phân hóa học chính thì đạm và lân được bón cao hơn khuyến cáo (từ 1,5 – 2 lần) ở hành tây, dưa chuột, su hào, trong khi đó kali thường bón ít hơn mức khuyến cáo. Chỉ có dưa chuột, hành tây, súp lơ được bón kali nhiều hơn khuyến cáo, lí do dược các hộ dân trả lời là do bón thêm kali để dưa ngọt hơn. Sự chênh lệch giữa việc bón đạm, lân và kali gây nên sự mất cân đối trong tỉ lệ bón.
Như vậy cũng có thể thấy tất cả các hộ dân đều bón lượng phân hóa học nhiều hơn so với lượng khuyến cáo: từ 1,12 lần đến 2 lần. Trong đó, dưa chuột là loại rau màu có lượng bón lớn hơn gấp 2 lần so với khuyến cáo. Bắp cải chỉ bón nhiều hơn 1,12 lần so với lượng khuyến cáo.
Lượng bón trung bình thực tế của các hộ dân khá cao, tuy nhiên chưa cân đối. Lượng bón cho các loại rau màu khác nhau cũng rất khác nhau. Lượng bón cho bắp cải ít nhất, chỉ bón 416 kg/ha trong khi dưa chuột bao tử bón cao nhất: 620kg/ha. Một số hộ bón theo quy trình của công ty xuất nhập khẩu đưa ra nhưng hộ chỉ bón đúng ở giai đoạn đầu là giai đoạn bón thúc và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 bón lót, còn khi được thu hoạch thì họ bón thấp hơn lượng được khuyến cáo, khoảng 1 tuần/1 lần. công ty xuất nhập khẩu thường đưa ra quy trình chăm sóc và bón phân rất nghiêm ngặt, lượng phân bón lớn để tân dụng triệt để năng suất cây trồng và thời gian sinh trưởng toàn vụ của cây trồng, nhưng thực tế người dân chưa đạt được tối đa hiệu quả nhà sản xuất đề ra và thời gian thu hoạch kéo dài chưa đạt, lượng phân người dân sử dụng thường ít hơn lượng phân khuyến cáo.
Phân bón được sử dụng dưới 2 hình thức: vun và tưới. Phân chuồng và NPK tổng hợp được bón lót bằng cách vùi vào đất trong quá trình làm luống. Sau khi trồng rau vun phân lân quanh gốc từ 1 – 2 lần. Đạm và kali được bón thành nhiều lần thông qua rải đều hoặc tưới với lượng khác nhau tùy giai đoạn phát triển của rau màu. Số lần tưới dao động từ 4 – 6 lần/vụ, phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của rau (thông thường 2 tháng đối với rau đông, 4-5 tháng đối với dưa). Phân bón lá có thể được hòa chung và tưới cùng đạm, lân hoặc phun cùng các loại thuốc sâu bệnh.
Họ cũng nhận thức được tầm quan trọng của phân hữu cơ tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên họ bón lượng phân hữu cơ còn ít, chưa đảm bảo theo khuyến cáo vì hiện nay các hộ gia đình chăn nuôi không nhiều, phân hữu cơ dần ít di, họ phải đi thu mua hoặc đi xin phân của những hộ không dùng đến. Họ cho rằng để bù đắp lượng phân hữu cơ còn thiếu thì bón thêm phân vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho rau màu. Ngoài ra, việc bón phân còn hạn chế ở việc tỉ lệ N:P:K còn chưa hợp lý.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế phân hữu cơ bằng phân bón hoá học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đã gây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước. Trong việc sử dụng phân bón hoá học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng.
Kết quả điều tra khảo sát các loại hình sử dụng đất ở các vùng kinh tế chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Mức độ đầu tư phân bón cho các loại cây lương thực là ở mức trung bình, các loại rau màu ở mức cao. Nguồn đạm chủ yếu là phân urea, lân chủ yếu là dạng super lân, kali chủ yếu là Kali clorua.
- Lân và kali được đầu tư ít hơn và không đều, đa số cây trồng không được bón đủ lân và kali. Một số cây trồng đòi hỏi nhiều kali như cà chua, ngô, cải bắp, khoai lang... nhưng lượng bón mới chỉ đạt khoảng 60% so với tiêu chuẩn. Một số cây trồng gần như không được bổ sung hoặc bổ sung rất ít lượng kali từ phân hoá học mà chỉ có một ít từ phân hữu cơ như lúa, đậu tương, lạc... Việc bón không đủ lượng kali cần thiết dẫn đến suy kiệt hàm lượng kali trong đất và gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.
3.3.3. Quản lý phân bón trên địa bàn huyện
Khi sử dụng phân bón, Nông dân hoặc người lao động chỉ sử dụng phân bón hoặc thuốc bổ sung có trong danh mục được phép kinh doanh và sử dụng ở việt nam; Chỉ mua phân hữu cơ đã qua xử lý nhằm giảm thiểu các mối nguy hại tới sức khoẻ con người và môi trường; chỉ mua phân tươi để trộn ủ với phương pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các mối nguy hại tới sức khoẻ con người và môi trường. Nông dân cần bảo quản và quản lý cần bảo quản phân và chất bón bổ sung ở nơi thích hợp, tránh lây nhiễm cho vật tư nông nghiệp khác, thiết bị đóng gói, sản phẩm và nguồn nước; phân hữu cơ được bảo quản, vận chuyển cẩn thận tránh nguy cơ lây nhiễm cho sản phẩm. chỉ sử dụng phân bón và và chất bón bổ sung khi cần thiết và phù hợp với yêu cầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 về dinh dưỡng của cây rau. khi có thể nên trộn phân bón và chất bón bổ sung ngay vào trong đất trồng. bón phân hữu cơ, phân chuồng ít nhất 60 ngày trước khi thu hoạch; Khi sử dụng phân bón hoà tan trong nước, nước sử dụng để hoà phân bón phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành; chỉ sử dụng phân bón được phép cho từng cây trồng cụ thể, nếu sử dụng dụng cụ bón phân cần điều chỉnh, bảo dưỡng và vệ sinh dụng cụ hợp lý. không nên bón phân hữu cơ trong những ngày có gió to, đặc biệt là đối với những vườn cây gần những vườn khác đang và sắp thu hoạch; sau khi bón hoặc xử lý phân hữu cơ cần vệ sinh sạch sẽ giày và ủng, quần áo, tay trước khi đi vào những ruộng khác, đặc biệt là những ruộng đang thu hoạch.
Lựa chọn phân bón và chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm. không sử dụng phân có nguy cơ gây ô nhiễm như phân bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa qua xử lý, ủ hoai mục để bón trực tiếp cho cây trồng.