Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước. Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. Trong những thập niên gần đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO3- xuống nước ngầm. Hàm lượng NO3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3- trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác định NO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
Phân bón hữu cơ có phân chuồng và bã thải vệ sinh, nước thải từ khu dân cư luôn mang theo những VSV, vi trùng, siêu vi trùng, trứng và ấu trùng giun, sán. Tất cả các loài đó cùng với sự phân hủy các loại phân hữu cơ khác trong môi trường sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển hơn nếu không có biện pháp xử lý triệt để. Các sinh vật như giun đũa, giun móc, vi khuẩn E.Coli và Samonella khi thâm nhập vào cơ thể sẽ gây các bệnh đường ruột, ngoài ra còn các triệu chứng thiếu máu, bệnh ngoài da. Nguyên nhân, dùng nước phân tươi hoặc nguồn nước bẩn tưới cho rau làm rau nhiễm các sinh vật gây bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Tập quán sử dụng phân tươi vẫn rất phổ biến, riêng ở Hà Nội hàng ngày thải ra 550.000 tấn phân trong đó thu gom mới được khoảng 30% - 35%. Đó chính là một nguyên nhân làm nhiễm bẩn đất, nước mặt, nguồn nước sạch và thực phẩm nhất là rau quả. Người ta đã xác định được số lượng vi trùng, trứng giun trong một số mẫu phân hữu cơ, đất và nước, thể hiện qua bảng 1.3.
Bảng 1.3. Số lượng vi trùng, trứng giun của một số mẫu phân tích
Đối tượng nghiên cứu E.colicon/ 100g đất
Trứng giun/50g phân
Giun đũa Giun tóc
1. Phân bắc tươi trộn với tro đất 107 31 16
2. Phân bắc đã ủ 2 tháng 105 12 7
3. Đất vừa tưới phân bắc 105 22 10
4. Đất sau tưới phân bắc 20 ngày 105 13 5
5. Đất vừa tưới phân lợn tươi 105 5 -
6. Đất chỉ dùng phân hóa học 102 3 1
7. Nước mương vườn rau dùng phân bắc 360 3 -
8. Nước ao khu trồng rau dùng phân bắc 450 - -
9. Nước giếng vườn rau dùng phân bắc 20 7 -
(Nguồn: Nguyễn Đình Mạnh, 2000)
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ. Nhận thức của người sử dụng thuốc BVTV về vấn đề ảnh hưởng thuốc BVTV là rất quan trọng. Thuốc BVTV có thể gây ra tác hại cho sức khỏe con người và môi trường với mức độ khác nhau tùy thuộc vào nhận thức, kiến thức cũng như hành vi của người sản xuất trong việc quản lý dịch bệnh nhằm bảo vệ cây trồng. Khi người sử dụng thuốc nhận thức được việc sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 dụng thuốc BVTV một cách bừa bãi sẽ gây ra tác hại cho con người và môi trường. Và việc xác định được đối tượng có nguy cơ gánh chịu tác hại cũng như các yếu tố môi trường có thể bị ảnh hưởng thuốc BVTV thì người sử dụng sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Theo ước tính, chỉ 0,1% lượng thuốc BVTV đã phun là có hiệu quả trực tiếp đối với sâu bệnh và cỏ dại cần tiêu diệt, phần còn lại rất lớn (99,9%) sẽ tác động vào môi trường. Hơn nữa, thuốc BVTV còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của con người và gây thiệt hại đáng kể cho môi trường sinh thái. Theo báo cáo của LHQ, hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc do thuốc BVTV, trong đó có khoảng 220.000 vụ tử vong. Việc sử dụng rộng rãi thuốc BVTV đã và đang làm chết cá, chim nước, những kẻ thù tự nhiên của sâu bọ có hại, những côn trùng thụ phấn cho cây trồng, làm cho hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh ngày càng gia tăng và gây ra nhiều vân đề nghiêm trọng cho môi trường sinh thái.
Nông dân phải thao tác trực tiếp với đa số các loại thuốc BVTV nên nguy cơ bị nhiễm độc ở họ là cao nhất. Người ta cũng đã phát hiện ra mối liên quan rõ rệt giữa ung thư phổi với các thuốc trừ sâu có Clo. Mối liên quan giữa bệnh u bạch huyết và một sô' loại thuốc diệt cỏ cũng được dẫn chứng.
Hiện nay, có tình trạng người sử dụng ngâm rau quả vào thuốc để bảo quản lâu ngày hoặc kích thích hoa quả chín nhanh. Đây là nguyên nhân làm tăng lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các sản phẩm rau quả, gây nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng. Khi thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể con người qua đường ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặc nước tiểu. Tuy nhiên, các chất độc hại này vẫn chuyển hóa qua gan. Số thuốc bảo vệ thực vật dễ hòa tan trong nước thì sẽ bị loại bỏ nhưng lại có những hóa chất sẽ tạo thành những chất trao đổi trung gian độc hơn, tích lũy trong một số cơ quan hoặc mô mỡ gây tổn thương và kèm theo các triệu chứng ngộ độc nguy hiểm. Thuốc bảo vệ thực vật có trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 thức ăn, đồ uống với lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp tính như gây rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy), rối loạn thần kinh (nhức đầu, hôn mê, co giật hoặc co cứng cơ…), trụy tim mạch, suy hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong.
Bảng 1.4. Tồn dư kim loại nặng trong RAT ở Vân Nội, Đông Anh
Loại rau Tồn dư kim loại nặng
n(1) Zn(2) Pb(1) Pb(2) Cd(1) Cd(2) Hg(1) Hg(2) Cải bắp <15-20 4,95 <1-2 0,67 <0,2-0,8 0,016 <0,005 0,0005 Su hào 4,90 3,40 0,009 0,0007 Súp lơ 4,07 0,65 0,020 0,0004 Cà chua 5,34 0,05 0,018 0,00001 Hành 3,64 0,28 0,006 0,0001 Cải xanh 6,70 0,63 0,021 0,0020 Đ.Hà lan 6,90 0,47 0,009 0,0004 Xà lách 4,67 0,48 0,007 0,00001 Dưa chuột 5,88 0,32 0,006 0,0002
(Nguồn: Ngô Thị Thuận, 2003
Hàm lượng NO3- quá cao do việc sử dụng các loại phân bón hoá học nhất là đạm, mặc dù theo một số nhà khoa học thì lượng phân hoá học được sử dụng trong trồng trọt ở nước ta thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. NO3- vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc nhưng khi hàm lượng đã vượt quá mức cho phép thì lại gây nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hóa NO3- bị khử thành NO2-, là một chất chuyển biến oxyheamo - globin thành chất không hoạt động được gọi là Methaemoglobin. Ở mức cao NO2- sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới họat động của tuyến giáp gây ra đột biến và phát triển các khối u. Đây là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với con người. Việc lạm dụng hoá chất BVTV cùng với các loại phân bón hoá học đã làm cho một lượng N, P, K và hoá chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 BVTV bị trôi xuống các con mương và ao hồ, chúng xâm nhập vào mạch nước ngầm gây ra ô nhiễm. Nguồn vi sinh vật được sinh ra từ tập quán dùng nước phân để tưới rau của nông dân cũng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường dinh dưỡng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
CHƯƠNG 2