Diện tích, sản lượng các loại cây trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 50)

- Đất trồng cây hàng năm 10.665,69 78,

3 Diện tích đất chưa sử dụng 201,5 0,

3.2.1. Diện tích, sản lượng các loại cây trồng

Cùng với xu hướng phát triển của cả nước nói chung và của huyện Lạng Giang nói riêng (đất lúa được thu hồi để chuyển mục đích sử dụng) nên diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung, nhất là ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần. Do vậy, huyện rất quan tâm đến việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và lựa chọn bộ giống mới có năng suất, chất lượng và phù hợp với đồng đất Lạng Giang nên năng suất, sản lượng các cây trồng chính đều tăng. Diện tích gieo trồng các loại giống mới, các loại cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh,... ngày càng tăng. Do người dân tích cực thực hiện thâm canh, luân canh, xen canh cây trồng giữa các mùa vụ nên giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng tăng cao.

Sản xuất lương thực theo hướng thâm canh cây lúa để giữ ổn định lương thực, bên cạnh các giống lúa thuần có năng suất, chất lượng như: Q5, Khang Dân; huyện rất chú trọng đưa một số giống lúa lai vào sản xuất như: Syn6, Thục Hưng 6, TH3-3,...; bắt đầu từ năm 2010, huyện đưa thêm các giống lúa chất lượng vào sản xuất như TBR45, BC15,... để tạo ra sản phẩm hàng hóa, các giống lúa chất lượng trên rất phù hợp với các điều kiện sản xuất của địa phương, cho năng suất cao hơn các giống lúa thuần, chất lượng gạo thơm, ngon,... được thị thường ưa chuộng. Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện là 22.818 ha; trong đó diện tích trồng cây lương thực là: 17.595 ha (cây lúa là: 14.708 ha, chiếm 83,6% tổng diện tích cây lương thực và cây ngô là: 1.430 ha, chiếm 8,2%, còn lại là khoai lang và sắn). Do diện tích lúa lai được đưa vào gieo cấy ngày càng nhiều nên năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 bình quân lúa tăng dần qua các năm (năng suất lúa bình quân năm 2010 là: 54,4 tạ/ha; năm 2011 là: 56,6 tạ/ha và năm 2012 là: 57 tạ/ha). Cây lúa được gieo cấy trên phạm vi toàn huyện, trong khi đó cây ngô được trồng tập trung chủ yếu ở các xã: Quang Thịnh, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Tân Thanh, Tiên Lục, Tân Hưng và Xương Lâm. Do hiệu quả kinh tế không cao nên diện tích cây ngô trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần qua các năm, các hộ trồng với diện tích ít, để làm nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi của hộ gia đình.

Bảng 3.4. Diện tích và sản lượng của một số cây trồng chính

TT Diễn giải ĐVT Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 11/10 12/11 1 DT gieo trồng

+ Lúa Ha 15.138 15.224 14.708 100,6 96,6

Trong đó: Lúa chất lượng Ha 950 1.380 1.615 145,3 117

+ Ngô Ha 1.530 1.497 1.430 97,8 95.5 + Lạc Ha 840 830 920 98,8 110,8 + Đậu tương Ha 285 271 211 95,1 77,9 + Thuốc lá Ha 230 376 485 163,5 129 + Rau xanh Ha 2.447 2.550 2.555 104,2 100,2 + Dưa chuột nhật Ha 82 90 105 109,8 116,7 + Dưa chuột bao tử Ha 95 110 122 115,8 110,9 + Cà chua bi Ha 180 220 245 122,2 111,4 2 Sản lượng + Lúa Tấn 80.215 82.822 83.197 103,3 100,5

Trong đó: Lúa chất lượng Tấn 6.555 9.605 11.305 146,5 117,7

+ Ngô Tấn 5.464 5.359 5.127 98,1 95,7 + Lạc Tấn 1.766 1.843 2.098 104,4 113,8 + Đậu tương Tấn 418 401 333 95,9 83 + Thuốc lá Tấn 424,8 846,5 1.068,7 199,3 126,2 + Rau xanh Tấn 35.236 36.822 37.763 104,5 102,6 + Dưa chuột nhật Tấn 4.548 4.986 5.817 109,6 116,7 + Dưa chuột bao tử Tấn 3.490 4.266 4.751 122,2 111,4 + Cà chua bi Tấn 5.263 6.095 6.759 115,8 110,9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Ngoài cây lương thực, trên địa bàn huyện còn trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, thuốc lá, với diện tích khoảng 1.616 ha và rau xanh các loại, với diện tích khoảng 2.555 ha... trong đó có khoảng 380 ha rau chế biến. Diện tích rau xanh có xu hướng tăng, nhất là diện tích rau chế biến do nhu cầu của thị trường tăng, ngoài việc tiêu thụ tại chỗ, sản lượng rau của huyện còn được các thương lái đem đi tiêu thụ tại các thị trường lân cận như Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội...

Bảng 3.5. Khối lượng sản phẩm hàng hóa của huyện Lạng Giang

TT Diễn giải ĐVT Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 11/10 12/11 1 Lúa chất lượng Tấn 4.536,1 6.761,9 8.207,4 149,1 121,4 2 Lạc Tấn 1.351 1.424,6 1.638,5 105,4 115 3 Thuốc lá Tấn 424,8 846,5 1.068,7 199,3 126,2 4 Dưa chuột nhật Tấn 4.156,9 4.627 5.421,4 111,3 117,2 5 Dưa chuột bao tử Tấn 3.301,5 4.061,2 4.551,5 123,0 121,1 6 Cà chua bi Tấn 5.031,4 5.893 6.508,9 117,1 110,5

Nguồn: Chi cục Thống kê và phòng NN&PTNT huyện Lạng Giang

Trong những năm gần đây, do được chính quyền các cấp, nhất là việc tuyên truyền đến người nông dân về ý nghĩa, hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hóa và đi kèm với nó là một số cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện và xã nên khối lượng sản phẩm nông sản hàng hóa tăng lên rõ rệt. Sản xuất nông sản hàng hóa làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và cải thiện đời sống người nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)