KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 40)

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lạng Giang

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lạng Giang là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang có vị trí là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn); phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Tây giáp huyện Tân Yên. Tổng diện tích đất tự nhiên là 240,125 km2, gồm 21 xã và 02 thị trấn. Dân số của huyện trên 190.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 45%. So với các huyện, thành phố khác thuộc tỉnh Bắc Giang thì Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các trục giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ). Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km và cách thủ đô Hà Nội 70 km, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng thuộc hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, Lạng Giang là một trong 04 huyện của tỉnh được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết - khí hậu

Lạng Giang là một huyện nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, khí hậu chia làm 4 mùa. Mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô hanh, nhiệt độ trung bình hàng năm 27oC. Vào các tháng 5, 6, 7 nhiệt độ có thể lên tới 37 – 38oC, nhiệt độ cao nhất đo được tại vùng này vào tháng 6 là 39oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, 01 là 5,8 đến 6oC. Tổng tích ôn trung bình hàng năm là 8500oC, cho phép canh tác 3 vụ trên cùng một diện tích.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 khoảng 900mm, tháng có lượng mưa thấp nhất vào tháng 12, tháng 01, trung bình chỉ đạt 15- 20 mm.

Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông Nam. Gió hướng Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió hướng mùa Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Độ ẩm không khí trung bình 80%, độ ẩm cao nhất là 90% vào tháng 3, thấp nhất là 60% vào tháng 10.

Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường ảnh hưởng xấu đến cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa, những đợt mưa lớn, kéo dài gây ra ngập, úng. Mùa đông, có gió mùa đông bắc làm nhiệt độ giảm đột ngột gây ra rét đậm, rét hại với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu cũng tạo ra sự đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

3.1.1.3 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang năm 2012, toàn huyện có 24.125,15 ha đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 15.874,74 (chiếm 65,8%), còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của huyện thành các nhóm đất chính sau:

+/ Nhóm đất phù sa: Là nhóm đất chủ yếu ở địa hình đồng bằng, được bồi đắp bởi phù sa của sông Thương. Sự phát triển của đất sau bồi lắng, những tác động của con người qua quá trình sử dụng và điều kiện địa hình đã phân hoá nhóm đất phù sa thành 7 đơn vị đất khác nhau gồm: Đất phù sa ít được bồi (Pib); đất phù sa không được bồi, không có tầng Glây và loang lổ (P); đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf); đất phù sa úng nước mưa mùa hè (Pj); đất phù sa Gley (Pg).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất đai của huyện Lạng Giang STT Loại đất theo mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 24.125,15 100 1 Diện tích đất nông nghiệp 15.874,74 65,80

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.624,28 85,82

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)