.Tình hình sản xuất rau ở huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 52)

- Đất trồng cây hàng năm 10.665,69 78,

3 Diện tích đất chưa sử dụng 201,5 0,

3.2.2 .Tình hình sản xuất rau ở huyện Lạng Giang

Hộ nông dân đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất rau hàng hóa. Số hộ nông nghiệp của huyện là 35.458 hộ, chiếm 67,2% tổng số hộ toàn huyện; số lao động trong ngành nông nghiệp là 83.081 lao động, chiếm 69,6% tổng số lao động toàn huyện. Đây là nhân tố quyết định đến sản xuất rau hàng hóa của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

3.2.2.1. Một sốđặc điểm nông hộ sản xuất rau

Tiến hành điều tra 120 hộ sản xuất rau cho thấy, hầu hết các chủ hộ là nam giới, chủ hộ là nữ giới chỉ chiếm 7,5% tổng số hộ điều tra; tuổi bình quân của các chủ hộ là 47,7 tuổi. Tuổi chủ hộ khối sản xuất rau cung cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu (khối 1) là 46 tuổi, trẻ hơn so với các chủ hộ sản xuất rau thông thường (khối 2) có tuổi 49. Trình độ học vấn của các chủ hộ phần lớn là hết PTCS (82 hộ), có 32 chủ hộ học hết PTTH. Chỉ có 6 chủ hộ có trình độ học vấn tiểu học thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Số chủ hộ hiểu biết về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tương đối cao: 85 hộ, trong đó khối 1 có 74 hộ và khối 2 có 11 hộ. Số chủ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất rau chiếm khoảng 71%. Nhìn chung, trình độ văn hóa cũng như hiểu biết của các nhóm hộ có khoảng cách tương đối xa. Các hộ thuộc khối 1 có trình độ kỹ thuật sản xuất, có vốn đầu tư nên quy mô sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế tương đối cao. Các hộ khối 2 có trình độ học vấn thấp hơn, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế thường không cao. Mức độ am hiểu về thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp của các hộ tương đối thấp, việc tiếp cận và xử lý thông tin về thị trường còn hạn chế; phần lớn nông sản sản xuất ra đều bán cho thương lái, bán tại các chợ nông thôn, một phần bán cho các Công ty đứng ra bao tiêu sản phẩm đầu ra thông qua các hợp tác xã nông nghiệp.

Để tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp cận được với kỹ thuật sản xuất, những năm qua UBND huyện Lạng Giang đã có chủ trương đào tạo kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân, thông qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn để người dân có điều kiện học tập, tiếp cận với những tiến bộ và quy trình kỹ thuật sản xuất mới. Bên cạnh các lớp do huyện mở, người dân còn được tiếp cận với quy trình kỹ thuật sản xuất tiến bộ do các công ty , đơn vị bao tiêu sản phẩm đầu ra tổ chức, nhất là sản phẩm rau chế biến, thuốc lá...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Bảng 3.6. Một sốđặc điểm nông hộ sản xuất rau ở các xã TT Diễn giải ĐVT Khối hộđiều tra Trung bình Khối 1 Khối 2 1 Số hộđiều tra Hộ 66 54 60 2 Tỷ lệ chủ hộ là nữ % 6.67 8.33 7,5 3 Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 46 49 47,7 4 Trình độ văn hóa + PTTH Hộ 45 37 41 + PTCS Hộ 20 12 16 + Tiểu học Hộ 1 5 3 5 Chủ hộ am hiểu kỹ thuật SX Hộ 54 31 42.5 + Tham gia tập huấn kỹ thuật % 45 25.8 35.4 + Nắm vững kiến thức tập huấn % 40.8 23.3 32.1 8 Chủ hộ am hiểu thị trường Hộ 50 45 47.5 9 Hộ tiếp cận được thị trường % 41.7 33.3 37.5

Nguồn: kết quảđiều tra nông hộ (2014) 3.2.2.2. Đất đai, lao động của các hộ

Qua điều tra và khảo sát thực tế tại các hộ cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân một hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạng Giang là: 2.690,2 m2, diện tích của các nhóm hộ điều tra (khối II là: 2.625,8 m2; khối I là: 2.754,6 m2), trong đó khối I có diện tích đất thuê khoán lớn là: 894,6 m2; khối II có diện tích đất thuê khoán là 465.4 m2, diện tích đất nông nghiệp bình quân thuê khoán của các nhóm hộ là 680 m2. Đất là tư liệu quan trọng nhất trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện diện tích các thửa đất khá manh mún gây khó khăn cho việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, ảnh hưởng đến việc xây dựng cánh đồng mẫu cho thu nhập cao. Số nhân khẩu bình quân của các nhóm hộ là 4,2 người; số lao động bình quân là 2,5 lao động, cao nhất là khối I, với 2,87 lao động/hộ, khối II, với 2,13 lao động/hộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.7. Tình hình đất đai, lao động của hộđiều tra

TT Diễn giải ĐVT Khối hộđiều tra Trung bình Khối 1 Khối 2 1 Số hộđiều tra Hộ 66 54 60 2 DT đất nông nghiệp BQ 1 hộ m2 2754.6 2625.8 2690,2 3 Đất do thuê khoán m2 894.6 465.6 680 4 Số lao động BQ 1 hộ Người 2,87 2,13 2,5 5 Số nhân khẩu BQ 1 hộ Người 4,3 4,1 4,2 6 BQ đất nông nghiệp/khẩu m2/khẩu 640.6 640.4 640.5 Nguồn: Số liệu điều tra các hộ, 2014 3.2.2.3. Tình hình sản xuất rau của các nông hộ

Sản xuất trồng trọt của các hộ trên địa bàn khá đa đạng phong phú, với nhiều loại cây trồng, nhưng những cây trồng có giá trị sản xuất hàng hóa cao và giá trị kinh tế là dưa chuột nhật, dưa chuột bao tử và cà chua bi được người dân trồng khá nhiều. Diện tích và sản lượng các cây trồng của các nhóm hộ điều tra được thể hiện ở bảng 3.8 dưới đây.

Bảng 3.8. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chính của các hộ TT Diễn giải ĐVT Khối hộđiều tra Trong tổng số Khối 1 Khối 2 1 Số hộđiều tra Hộ 66 54 120 2 Diện tích gieo trồng M2 2692,5 1823,3 4515,8 + Rau xanh M2 712,8 848.4 1561,2 + Dưa chuột nhật M2 586,8 386.8 973,6 + Dưa chuột bao tử M2 764,5 307.9 1072,4 + Cà chua bi M2 628,4 280.2 908,6 3 Sản lượng sản phẩm + Rau xanh Kg 1053,4 1249 2302,4 + Dưa chuột nhật Kg 2363,5 1340,1 3703,6 + Dưa chuột bao tử Kg 1762,6 599,6 2362,2 + Cà chua bi Kg 1733,6 551,8 2285,2 Nguồn: Số liệu điều tra các hộ, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Sản lượng các loại rau của hai khối có sự khác nhau. Các hộ nằm trong dự án thu mua sản phẩm của công ty xuất nhập khẩu G.O.C tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, thu hoạch và bảo quản của công ty đề ra nên có năng xuất cao hơn và sản lượng cao hơn các hộ dân đại trà ở khối 2.

Sản phẩm an toàn của người dân chủ yếu được bán các điểm thu gom cho công ty xuất nhập khẩu đối với những hộ gia đình trồng rau nguyên liệu theo hợp đồng đã ký kết với công ty xuất khẩu và chế biến rau G.O.C. đối với các hộ bán buôn tại chợ chiếm 26,7 % Và khách hàng của họ chủ yếu là các chủ buôn, rau được mua để cung cấp cho người tiêu dùng trong khu vực huyện và thành phố lân cận hoặc mang đi nơi khác. Vì mỗi nông hộ mỗi ngày có từ 2-3 loại sản phẩm được thu hoạch. Các tư thương đến mua tại nhà thường chỉ đặt mua 1 số loại sản phẩm nhất định, nên người sản xuất vẫn phải đem các sản phẩm còn lại ra các chợ bán buôn bán cho các chủ buôn để mang rau đến các huyện, các tỉnh khác…

Bảng 3.9. Các hình thức tiêu thụ chính của nông dân

Hình thức Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Bán tại nhà 30 25

Bán tại chợ bán buôn 32 26,7

Bán cho điểm thu gom 63 55

Các hình thức khác 5 4,1

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Số hộ có các tư thương quen thuộc đến mua sản phẩm tại nhà không nhiều, số này chỉ chiếm 25%. Điểm thu gom sản phẩm của các nông hộ cũng không thường xuyên, do không có hợp đồng. Ngoài ra, một số hộ bán rau cho bếp ăn của trường học song khối lượng rau không nhiều và không thường xuyên. Điều đáng quan tâm ở đây là tất cả các hình thức thu mua của các nông hộ đều không có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người mua. Phương tiện vận chuyển của các hộ chủ yếu là xe đạp, xe máy, không có phương tiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 chuyên dụng. Điều này cho thấy quy mô sản xuất nhỏ lẻ không những ảnh hưởng đến sản xuất mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, quá trình tiêu thụ sản phẩm của các hộ là rất quan trọng song còn gặp nhiều khó khăn.

3.2.2.4. Đánh giá chung về sản xuất rau tại huyện

Qua nghiên cứu tình hình sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện lạng giang tôi thấy:

* Thun li ( Đim mnh)

- Lạng Giang là một huyện có vị trí phía Tây giáp với sông thương, đất đai màu mỡ, hệ thống kênh thuỷ nông cầu sơn có nguồn nước tưới dồi dào, khí hậu thích hợp với nhiều loại giống cây trồng nên có khả năng sản xuất rau lớn, đồng thời với đức tính cần cù, chăm chỉ của bà con nông dân tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất rau. Đặc biệt là người dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm. Thu nhập của người dân cũng được tăng cao nhờ sản xuất rau có hiệu quả.

- Các hộ tham gia sản xuất rau an toàn đều được tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo quy trình ViệtGap và các hộ sản xuất rau nguyên liệu xuất khẩu đều được tập huấn quy trình chăm sóc rau theo quy trình mẫu mà công ty thu mua đưa ra.

* Khó khăn (Đim yếu)

Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân mỗi nông hộ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất rau an toàn như:

- Sản xuất nông nghiệp vẫn cơ bản là sản xuất nhỏ, phân tán, nhiều nơi còn lúng túng, bị động trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất hàng hoá. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau thấp. sản hàng phẩm sản xuất ra chủ yếu bán ở thị trường trong tỉnh và trong nước; sản phẩm khi được mùa lại rớt giá; chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung gắn kết với công nghiệp chế biến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 - Đất sản xuất nông nghiệp còn phân tán, mặc dù đã thực hiện dồn điền đổi thửa nhưng đất đai vẫn manh mún (bình quân mỗi hộ vẫn còn 5- 6 thửa đất canh tác). Đây là cản trở lớn cho việc tổ chức sản xuất rau tập trung, đẩy mạnh cơ giới hoá cũng như ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.

- Sản xuất rau an toàn chủ yếu là trên quy mô hộ gia đình nên đất đai phân tán, nhỏ lẻ, do đó để đầu tư sản xuất theo quy mô lớn rất khó. Việc đầu tư chi phí, trang thiết bị phục vụ sản xuất phải căn cứ vào khả năng thu hồi vốn. Nếu chi phí đầu tư cao, quy mô sản xuất nhỏ thì giá thành rau sẽ cao, khó bán, thu hồi vốn chậm, người dân sẽ không mặn mà với quy trình sản xuất này.

- Vốn sản xuất của các nông hộ là vốn tự có nên việc đầu tư cho sản xuất chưa cao.

- Bà con nông dân chưa áp dụng triệt để quy trình kỹ thuật về sản xuất rau an toàn như mật độ gieo trồng còn rất thưa nên chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, chưa chú ý tới đầu tư các yếu tố đầu vào. Các hộ vẫn sản xuất ở tình trạng “có tới đâu làm tới đó” nên năng suất cây trồng chưa cao.

- Hoạt động tìm kiếm thị trường kém: Qua điều tra, các hộ sản xuất tiêu thụ rau tại chợ cao, khả năng tìm kiếm thị trường cho rau an toàn kém, có ít hộ có thể bán rau trực tiếp cho các bếp ăn, cửa hàng bán rau sạch, siêu thị, HTX nông nghiệp, công ty xuất nhập khẩu vì trên địa bàn huyện Lạng Giang, các công ty xuất nhập khẩu chỉ ký hơp đồng với vài xã trên toàn huyện. Điều này sẽ khó khăn cho người sản xuất khi sản lượng rau nhiều vào chính vụ.

- Chưa có hợp đồng mua bán sản phẩm giữa người sản xuất và người mua nên số lượng rau bán ra thị trường hàng ngày không ổn định.

- Chưa thực hiện bao gói, dán tem nhãn cho sản phẩm. Vì chưa có cơ quan nào đứng ra kiểm tra chất lượng rau an toàn tại từng hộ gia đình với từng loại rau nên không kiểm soát được việc thực hiện đóng gói, dán tem cho sản phẩm rau an toàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Việc đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông sản hàng hoá chưa được nhận thức đầy đủ, chưa có cơ chế chính sách cụ thể. Người sản xuất chủ yếu bán cái họ làm ra chứ chưa sản xuất cái mà thị trường cần. Cơ sở kinh doanh đang mua sản phẩm họ có thể bán được mà chưa có sự kết hợp giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học để hướng dẫn nông dân sản xuất nông sản hàng hoá và giúp họ tiêu thụ sản phẩm họ làm ra. Vấn đề vệ sinh an toàn sản phẩm và vệ sinh môi trường chưa được người dân nông thôn quan tâm đúng mức, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống nông dân và ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

* Cơ hi

- Sản xuất rau an toàn đang được các cấp, các ngành quan tâm.

- Do ô nhiễm môi trường và ngộ độc thực phẩm nên nhu cầu về sản phẩm rau an toàn trên thị trường tăng cao, người sản xuất không phải lo lắng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

- Giá bán rau trên thị trường cao góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất đồng thời khuyến khích các hộ sản xuất rau an toàn.

* Thách thc:

- Quản lý chất lượng đầu vào chưa được thực hiện tốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giống, phân bón, thuốc BVTV khác nhau do nhiều cơ sở sản xuất ra trong khi đó sự kiểm soát của các cơ quan chức năng còn hạn chế. Việc mua phải những giống cây trồng không tốt, phân bón, thuốc BVTV kém chất lượng là không thể tránh khỏi. Nếu không có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất, nhập khẩu các loại đầu vào thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Sự cạnh tranh của thị trường rau, củ Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày có khoảng 90-100 tấn rau, củ Trung Quốc nhập vào nước ta

- Thị trường tiêu thụ chưa rõ nét gây nhiều khó khăn cho người nông dân trong việc dự đoán nhu cầu rau an toàn của thị trường để hạn chế rủi ro trên thương trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 3.10. Ma trận đánh giá SWOT đối với sản xuất rau tại địa phương

Điểm mạnh (Strengths) Điêm yếu (Weakneses)

- Người dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm

- 100% hộ dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo quy trình Vietgap

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

- Mức đầu tư cho sản xuất chưa cao do vốn ít

- Chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa người mua và người bán

- Sản phẩm chưa được đóng gói, dán tem nhãn.

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Sản xuất rau an toàn đang được tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 52)