Trong việc cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 53)

Trước khi tiến hành cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, ban chấp hành công đoàn sẽ tham gia cùng người sử dụng lao động để xây dựng phương án sử dụng lao động với các nội dung chủ yếu về danh sách và số lượng lao động tiếp tục được sử dụng, số lượng lao động đưa đi đào tạo để tiếp tục sử dụng, số người lao động nghỉ hưu, số lao động được chuyển sang làm không trọn thời gian, số người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, cơ chế, lộ trình và nguồn tài chính đảm bảo thực hiện.

Trong trường hợp người sử dụng lao động buộc phải cho nhiều người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động chỉ được tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động sau khi đã trao đổi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở theo đề nghị của tập thể người lao động nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/4/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm).

Việc phải thông qua ý kiến của công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở về trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người lao động khi tiến hành cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp là điều cần thiết. Bởi vì, công đoàn, với vai trò là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của tập thể người

lao động sẽ xem xét việc chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động là có thực sự cần thiết hay không và có tuân theo quy định của pháp luật hay không, nhằm hạn chế sự làm dụng của người sử dụng lao động trong việc tùy tiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.

2.5. VAI TRÕ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC TỔ CHỨC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT TINH THẦN CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG.

Vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động là trách nhiệm của các cấp công đoàn nói chúng và công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Nhưng dưới góc độ mối quan hệ giữa công đoàn – đại diện cho tập thể lao động với người sử dụng lao động thì đây được coi là quyền của công đoàn.

Điều 8 luật công đoàn quy định:“ Công đoàn có trách nhiệm cùng cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan chăm lo đời sống văn hóa, hoạt động thể dục thể thao, tổ chức nghỉ ngơi, du lịch cho người lao động”.

Vai trò công đoàn với chế độ tiền lương và thu nhập của người lao động:

Điều mà người lao động quan tâm trên hết khi tham gia vào quan hệ lao động không gì khác hơn là tiền lương và thu nhập. Điều 55 Bộ luật lao động quy định "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định". Không chỉ quan trọng với người lao động, tiền lương và thu nhập cũng là vấn đề mà hầu hết các chủ doanh nghiệp quan tâm. Trong khi người lao động thì cố gắng để có việc làm ổn định, có thu nhập cao thì các chủ doanh nghiệp lại tính toán thế nào để hạn chế tối đa chi phí trả công lao động nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn trong sản xuất kinh doanh.

Công đoàn là tổ chức đại diện và trực tiếp bảo vệ quyền lợi tập thể của người lao động trong các doanh nghiệp. Vai trò của công đoàn trong việc đảm bảo tiền lương

cho người lao động tức là công đoàn vừa thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích vừa phát huy chức năng tham gia quản lý kinh tế, bởi tiền lương luôn gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong các hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ lợi ích người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 57 Bộ luật lao động quy định "khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở". Như vậy, để đảm bảo cho người lao động trong các doanh nghiệp được trả lương xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra, công đoàn cơ sở cần chủ động nghiên cứu đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức lao động để góp ý với Ban giám đốc lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm cùng với giám đốc doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; chủ động kiến nghị với người sử dụng lao động trong việc tổ chức dạy nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp của công nhân lao động.

Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại một số địa phương có nhiều doanh nghiệp FDI như Tp.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hải Dương, nhằm tìm hiểu thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp FDI. “Chỉ có khoảng 74% lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có việc làm ổn định, 22% không có việc làm ổn định và 4% thiếu việc làm. 44,4% số lao động cho rằng doanh nghiệp trả lương thấp, không đủ sống. 15,4% số lao động bức xúc vì phải làm tăng ca, tăng giờ thường xuyên. Chính vì thế chỉ có 1/3 số lao động được hỏi có mức thu nhập tạm đủ sống. Để có thêm thu nhập, 42,5% số lao động phải làm thêm giờ ngoài thời gian làm khá vất vả trong doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành dệt may, số lao động làm thêm lên tới 54,7%.[19]

Điều 61 Bộ luật lao động quy định "người lao động làm thêm giờ được trả lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau: vào ngày thường ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%" quy định này trong thực tế thường bị "lờ" đi, các chủ doanh nghiệp vẫn tăng cường bóc lột sức lao động và tiền lương của công nhân

Có một thực tế hiện nay rất phổ biến và đang gia tăng đó là hình thức bớt xén lương của người lao động. Trong khi người lao động cố gắng hoàn thành công việc để được lĩnh trọn lương của mình dù đôi khi công việc quá sức đối với họ, thì các ông chủ lại tìm mọi biện pháp để trừ lương và giảm thu nhập của người lao động. "Lương chuyên cần" là một hình thức đang được các chủ doanh nghiệp "ưa chuộng". Các doanh nghiệp áp dụng hình thức gọi là "lương chuyên cần" thường chiếm 20-30% của lương trên hợp đồng. Nếu người lao động trong tháng không đi làm đủ 26 ngày công thì nghiễm nhiên họ bị trừ toàn bộ số tiền này. “Lương chuyên cần của công ty Galaxies đóng tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) quy định "lương chuyên cần" là 200.000đ, nếu người lao động nghỉ 1 ngày/tháng sẽ bị trừ 100.000đ, nếu nghỉ 2 ngày/tháng sẽ bị trừ 200.000đ, nếu nghỉ hơn 2 ngày/tháng sẽ bị trừ 200.000đ và toàn bộ số tiền thưởng năng suất. Cho dù nghỉ với bất kỳ lý do gì, người lao động cũng không nhận được đủ lương theo hợp đồng”.[25]

Rõ ràng, đời sống của công nhân lao động trong các doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Tổ chức công đoàn cần phải có các hoạt động cụ thể để góp phần giảm bớt những khó khăn cho người lao động. Trên thực tế cho thấy khi công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp biết quan tâm đến lợi ích của cơ sở, vì quyền lợi của người lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt. Có thể nêu một số điển hình như: “Ban chấp hành công đoàn Công ty JH, huyện Hóc Môn – TPHCM đã trích tiền lương cho công nhân mượn xoay vòng, không tính lãi. Sau mấy

năm, có đến 100 công nhân mượn với số tiền gần 300 triệu đồng để giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt. Công đoàn còn bảo lãnh cho hơn 250 lượt công nhân vay trên 1 tỉ đồng của Quỹ CEP; Với số công nhân gần 60.000 người, công đoàn Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân) vẫn tổ chức được rất nhiều hoạt động chăm lo cho công nhân. Hằng tuần, hằng tháng, công đoàn đều tổ chức các chương trình văn nghệ; hằng đêm có hơn 20 lớp tiếng Hoa, tiếng Anh, vi tính, võ thuật, làm tóc, trang điểm... miễn phí cho công nhân ”. [13]

Công đoàn trong các doanh nghiệp này đã thực sự là cầu nối tạo được tiếng nói chung giữa người sử dụng lao động và người lao động, tác động đến ý thức của họ về mối quan hệ khăn khít giữa quyền lợi của nhau bởi vì khi người lao động yên tâm về cuộc sống của mình thì chắc chắn rằng năng suất làm việc cao hơn, hiệu quả công việc tốt hơn, sẽ góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Các hoạt động của công đoàn đã hướng đến người lao động, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)