Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động và bồi thƣờng thiệt hại

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 51)

Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng miệng. Biên bản xử lý kỷ luật lao động phải có ý kiến của đại diện Ban chấp

hành công đoàn cơ sở. Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ký vào biên bản. Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có quyền ghi ý kiến bảo lưu; nếu không ký thì phải ghi rõ lý do (Điều 11 Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất).

Việc tham gia vào quá trình xử lý kỷ luật lao động một mặt tạo cho công đoàn nắm chắc những thông tin về vụ việc xử lý kỷ luật, mặt khác là một trong những biện pháp để công đoàn thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động ở cơ sở.

Khi xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình (Điều 11 Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất).

Người sử dụng lao động gửi quyết định kỷ luật cho đương sự và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Trường hợp sa thải thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phải gửi quyết định kỷ luật cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo biên bản xử lý kỷ luật lao động.

Bộ luật Lao động năm 1994 có quy định riêng về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người lao động gây ra cho người sử dụng lao động như sau: người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất 03 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này (Điều 89).

Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở; trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng (khoản 1 Điều 60). Việc người sử dụng lao động phải trao đổi với ban chấp hành công đoàn cơ sở về mức khấu trừ nhằm tạo điều kiện để công đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, đồng thời có ý kiến với người sử dụng lao động để việc khấu trừ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của người lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 51)