3.3.1.1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. + Chỉ tiêu năng suất lao động:
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh một lao động của công ty trong một năm làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Trong năm 2011 năng suất lao động tạo ra là 33,047 triệu đồng/lao động, sang đến năm 2012 giảm xuống 8,014 triệu đồng tương đương 24,242% so với năm 2011, đây là mức giảm tương đối cao. Nhưng đến năm 2013 năng suất lại tăng lên đáng kể lên đến 144,566% tương đương 36,108 triệu đồng/lao động. Nhìn chung mức năng suất một lao động tạo ra trong một năm của công ty là tương đối cao nhưng thật sự có hiệu quả hay không phải xét đến nhiều yếu tố.
- Đầu tiên ta thấy rằng tổng số lao động không đổi qua hai năm 2011 và 2012 nhưng lại giảm đi một lượng rất lớn vào năm 2013 giảm 757 người tương đương 39,061%, nguyên nhân là do công ty rà soát lại và tinh giảm số công nhân thời vụ chỉ giữ lại những người có tay nghề cao.
- Về doanh thu trong năm 2012 doanh thu giảm 15.531 triệu đồng tương đương 24,250% trong khi đó số lao động không đổi. Nguyên nhân khách quan là do công ty bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, số công trình thắng thầu giảm đi rất nhiều, đa số là các công trình nhỏ lẻ. Mà trong năm này công ty lại không mua sắm thêm MMTB hay PTVT-TD mà lại thanh lý 2 MMTB trị giá 41,886 triệu đồng và 2 ô tô trị giá 410,043 triệu đồng chứng tỏ rằng năng suất phụ thuộc rất nhiều vào máy móc thiết bị và phương tiện hỗ trợ. Điều này cho thấy rằng trong năm này năng suất lao động của công ty thật sự không hiệu quả bởi cũng một lượng nhân viên lại làm ra doanh thu rất thấp và rất phụ thuộc vào máy móc thiết bị hỗ trợ. Sang đến năm 2013, doanh thu tăng lên 23.694 triệu đồng tương đương 48,840% nguyên nhân là do nền kinh tế hồi phục, công ty đấu thầu được nhiều công trình có quy mô lớn. Trong năm này công ty mua thêm một MMTB trị giá 14,545 triệu đồng và một xe tải Benz Thaco trị giá 170,953 triệu đồng nhưng đồng thời cũng thanh lý hai MMTB trị giá 28,090 triệu đồng do không đủ nguyên giá. Điều này cho thấy năng suất lao động của công ty đã được cải thiện trong năm 2013 thông qua việc doanh thu tăng lên trong khi số nhân công giảm đi một lượng đáng kể tuy nhiên việc
34
tăng thêm này cũng chịu sự chi phối của MMTB . Tóm lại năng suất lao động của công ty tuy cao, có tăng lên nhưng thật sự chưa có hiệu quả do còn phụ thuộc quá nhiều vào MMTB hỗ trợ đồng thời số lượng nhân viên thời vụ quá đông cũng chính là nguyên nhân gây ra việc năng suất lao động không cao. Do đó cán bộ quản lý phải hết sức chú trọng vấn đề phân công công việc sao cho hợp lý để nhân viên của mình phát huy được hết năng lực, tay nghề của mình có như vậy mới mang lại hiệu quả cao được.
+ Chỉ tiêu hiệu quả chi phí tiền lƣơng
Qua bảng số liệu bên dưới, ta thấy cứ một đồng chi phí nhân công bỏ ra thì thu về được lợi nhuận lớn hơn chi phí bỏ ra, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong giai đoạn 2011 – 2013 cụ thể như sau:
- Năm 2011 bỏ ra một đồng chi phí nhân công thu về được 3,725 đồng doanh thu.
- Năm 2012 bỏ ra một đồng chi phí nhân công thu về được 5,990 đồng doanh thu, tăng 2,265 đồng so với năm 2011 với tỷ lệ là 60,797%
- Năm 2013 bỏ ra một đồng chi phí nhân công thu về được 3,868 đồng doanh thu, giảm 2,122 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm là 35,43%.
Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao, dễ dàng nhận thấy được năm 2012 tuy mức doanh thu giảm thấp nhất nhưng hiệu quả chi phí tiền lương lại cao nhất là 5,990 đồng, còn năm 2013 mức doanh thu tăng rất cao nhưng hiệu quả này chỉ đạt 3,868 đồng. Điều gì đã gây ra sự bất hợp lý như thế? Vấn đề doanh thu đã được đề cập trong chỉ tiêu năng suất lao động nên sẽ tập trung vào yếu tố chi phí nhân công. Trong năm 2012 chi phí nhân công là 8.099 triệu đồng, chiếm 18,2% trong tổng chi phí giá vốn, giảm đi 9.093 triệu đồng tương đương 52,892% so với năm 2011. Trong năm này số lao động không thay đổi nhưng chi phí lại giảm đi là do thời gian thực tế lao động trong một năm tài chính không đảm bảo đều đặn nguyên nhân là do số công trình ít, tập trung nhiều vào thời gian cuối năm do đó chi phí giảm đi. Đến năm 2013 chi phí này lại tăng lên đột biến là 18.669 triệu đồng, chiếm 27,5% trong tổng chi phí giá vốn, mức tăng là 10.570 triệu đồng, tương đương 130,51% trong khi số lao động lại giảm đi 757 nhân công. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự không hiệu quả trong chi phí tiền lương. Nguyên nhân là do công ty tăng lương để đảm bảo mức lương ở đây bằng với mặt bằng chung trong thị trường lao động có như vậy mới có thể giữ chân được nhân viên và thu hút được lao động có tay nghề cao từ nơi khác đến. Để tăng động lực cho công nhân nên công ty đã
35
tăng mức lương, thưởng cho công nhân từ đó gay ra gánh nặng chi phí nhân công trong công ty mặc dù số lao động giảm đi.
Tóm lại, việc sử dụng chi phí tiền lương của công ty chưa thật sự có hiệu quả. Sự tăng giảm một cách đột ngột trong chí phí nhân công vô hình chung đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Chế độ trả lương của công ty vẫn còn nhiều cứng nhắc, chưa linh hoạt, dẫn đến chưa thực sự có tính thúc đẩy sản xuất cho người lao động.
36 Bảng 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 12/11 Chênh lệch 13/12
2011 2012 2013 +/_ % +/_ %
1.Doanh thu thuần 64.045 48.514 72.208 -15.531 -24,250 23.694 48,840
2.Lợi nhuận thuần 1.924 2.042 2.009 118 6,133 -33 -1,616
3.Nguyên giá TSCĐ tăng 13,545 - 185,498 - - - -
4.Nguyên giá TSCĐ giảm 150 451,585 28,090 301,585 201,057 -423,495 -93,780
5. Chi phí nhân công 17.192 8.099 18.669 -9.093 -52,891 10.570 130,510
6. Tổng số lao động 1938 1938 1181 0 0,000 -757 -39,061
7. Tỷ lệ CPNC = 5/6 0,290 0,182 0,275 -0,108 -37,331 0,093 51,039
8. NSLĐ = 1/6 33,047 25,033 61,141 -8,014 -24,250 36,108 144,243
9. HQtl = 1/5 3,725 5,990 3,868 2,265 60,797 -2,122 -35,430
37 33,047 3,725 25,033 5,99 61,141 3,868 0 10 20 30 40 50 60 70 2011 2012 2013 NSLĐ HQtl
( Nguồn: phòng kế hoạch – tài vụ)
Hình 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động