TIẾT 40 :THỰC HÀNH: ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG

Một phần của tài liệu Giao an CN8 toan tap (Trang 84)

IV – Các số liệu kĩ thuật điện.

TIẾT 40 :THỰC HÀNH: ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG

I – Mục tiêu: Sau khi học bài này HS cần nắm được :

- Biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, tắc te.

- Hiểu được nguyên tắc làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

II – Chuẩn bị:

-GV : Giáo án nội dung bài + Đèn ống huỳnh quang 220V – 60Cm. máng đèn, chấn lưu, tắc te, phích cắm điện, dây dẫn điện, nguồn điện, kìm điện, tua vít, bang dính cách điện.

-Hs: Chuẩn bị bài ở nhà

III – Các hoạt động dạy – học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HOẠT ĐỘNG 1: (5 PHÚT) ỔN ĐỊNH – KIỂM TRA – GIỚI THIỆU BÀI 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra : Phát biểu nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang ?

- Đèn huỳnh quang có những đặc điểm gì ?

3. Giới thiệu bài : Giới thiệu mục tiêu của bài.

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. - Hs lên bảng trả lời câu hỏi. - Hs khác nhận xét và bổ sung.

HOẠT ĐỘNG 2 : ( 5 PHÚT) .KIỂM TRA SỰ CHUẨN BỊ - Để tiến hành bài tập thực hành này

chúng ta cầcn chuẩn bi những dụng cụ và vật liệu như thế nào ?

- Tiến hành thực hành theo nội dung và trình tự như thế nào ?

- Y/c hs tìm hiệu nội dung và trình tự thực hành trong sgk .

I – Chuẩn bị:

- Các nhóm hs trình bày sự chuẩn bị của nhóm mình.

+ Vật liệu. + Dụng cụ.

II – Nội dung thực hành: SGK. HOẠT ĐỘNG 3: ( 8 PHÚT ). TÌM HIỂU ĐÈN ỐNG HUUỲNH QUANG - Đèn ống huỳnh quang có cấu tạo như

thế nào ?

- Đọc và giải thích số liệu kĩ thuật ghi trên đèn ?

- Gv đua ra kết luận y/c hs ghi loại đèn của nhóm mình vào báo cáo.

- Cấu tạo và chức năng cua chấn lưu là gì ?

- Y/c hs ghi vào báo cáo thực hành.

- Hs nêu cấu tạo của đèn ống huỳnh quang.

- Thảo luận : Điện áp định mức là 220V. Công suất định mức là 20W. chiều dài l = 0,6m.

- Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của chấn lưu.

- Tắc te có cấu tạo và chức năng như thế nào ?

- Y/c hs ghi vào báo cáo thực hành.

* CHức năng tạo sự tăng thế ban đầu. - Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của tắc te:

* Cấu tạo : Có hai điện cực trong đó một điện cực động lưỡng kim.

* Chức năng: Tự động nối mạch và ngắt mạch.

HOẠT ĐỘNG 4: ( 10 PHÚT ).QUAN SÁT TÌM HIỂU MẠCH ĐIỆN CỦA ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG.

- Mắc sẵn mạch điện yêu cầu hs quán sát.

- Cách nối các phần tử trong mạch điện như thế nào ?

- Chấn lưu và ống huỳnh quang được nối như thế nào ?

- Tắc te được mắc như thế nào với ống huỳnh quang ? y/c hs ghi vào báo cáo.

- Hs quan sát mạch điện Gv vẽ và mắc sẵn trả lời câu hỏi của gv.

- Chấn lưu mắc nối tiếp với ống huỳnh quang, tắc te mắc // với ống huỳnh quang. Hai đầu dây của bộ đèn mắc với nguồn điện.

- Ghi vào mục 3 của báo cáo thực hành. HOẠT ĐỘNG 5: ( 10PHÚT ).QUAN SÁT TÌM HIỂU SỰ MỒI PHÓNG ĐIỆN

VÀ ĐÈN PHÁT SÁNG. - Gv đóng điện và chỉ dẫn hs quan sát

hiện tượng phóng điện ?

Hiện tượng xảy ra như thế nào ?

- Gv hướng dẫn hs phân tích và y/c ghi vào báo cáo thực hành

- Hs quan sát hiện tượng (tắc te mồi điện).

- Đèn sáng bình thường.

- Hs ghi vào báo cáo thực hành. HOẠT ĐỘNG 6: ( 7 PHÚT )TỔNG KẾT BÀI HỌC.

* Nhận xét:

+ Sự chuẩn bị: Vật liệu, dụng cụ, mẫu báo cáo thực hành. + Tinh thần , thái độ học tập.

+ Kết quả thực hành ( Gv hướng dẫn hs tự đánh giá theo mục tiêu bài học) * Hướng dẫn về nhà:

- Chuẩn bị bài: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – NHIỆT (BÀN LÀ ĐIỆN)

( Điều chỉnh khi giảng dạy : ...)

Một phần của tài liệu Giao an CN8 toan tap (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w