TIẾT 28: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giao an CN8 toan tap (Trang 53)

II I– Các hoạt động dạy học

TIẾT 28: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

- Hiểu được cần thiết phải truyền và biến đổi chuyển động trong máy và thiết bị. Biết cấu tạo , nguyên lí làm việc , đặc điểm và ứng dụng của các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động thường dùng trong thực tế.

- Biết cách tháo lắp, điều chỉnh và bảo dưỡng các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động. Làm được một cơ cấu biến đổi chuyển động

II – Chuẩn bị:

- GV : Mô hình bộ truyền động đai, truyền động bánh răng và truyền động xích. -HS : chuẩn bị bài ở nhà

III – Các hoạt động dạy - học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG 1: ( 5 PHÚT). ỔN ĐỊNH – KIỂM TRA – GIỚI THIỆU BÀI 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm Tra : Kết hợp trongbài mới. 3. Giới thiệu bài: - Giới thiệu nội dung của chương và của bài.

- HS lớp trưởng báo cáo

HOẠT ĐỘNG 2: ( 30 PHÚT).TÌM HIỂU TÌM HIỂU BỘ TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG.

- Gv y/c hs quan sát h29.2 sgk mô hình bánh ma sát hoặc truyền động đai.

- Quay mô hình cho hs nhìn rõ

- Bộ truyền chuyển động gồm bao nhiêu chi tiết ?

- Tại sao quay bánh dẫn thì bánh bị dẫn lại quay ?

- Quan sát xem bánh nào có vận tốc lớn hơn ?

- Chiều quay của chúng như thế nào với nhau ?

- Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bộ truyền chuyển động ?

- GV ghi rõ tỉ số truyền: i = nbd / nd = n2 / n1 = D1/ D2

- Chứng minh tỉ số: n2 / n1 = D1/ D2 - Nếu gọi S1, S2 là đoạn đường đi được của một điểm trên bánh D1& D2

S1 = S2 hay Π.D1.n1 = Π.D2.n2 => n2 / n1 = D1/ D2

- Y/c hs vận hành mô hình nêu ưu và nhược điểm.

- Y/c hs lấy VD thực tế ?

1. Truyền động ăn khớp.

- Hs quan sát h29.2 sgk và quan sát mô hình.

- Trả lời câu hỏi của Gv

- Do chuyển động của bánh dẫn đã được truyền qua dây đai ( do ma sát) làm bánh bị dẫn quay.

- Hs quan sát và trả lời

- Hs nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bộ truyền động.

- Ghi vở tỉ số truyền

i = nbd / nd = n2 / n1 = D1/ D2

- Vận hành và nêu ưu nhược điểm lấy ví dụ thực tế

- Để khắc phục sự trượt của chuyển động ma sát người ta dùng bộ truyền động ăn khớp như bộ truyền động bánh răng, bộ truyền động xích.

- Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa ăn khớp được với xích cần đảm báo yếu tố gì ?

- Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này , phải bằng khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh kia.

- Đĩa ăn khớp được với xích khi cỡ răng của đĩa và cỡ mắt xích phải tương ứng.

HOẠT ĐỘNG 3: ( 10 PHÚT ). TỔNG KẾT BÀI HỌC * Củng cố:

- Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ sgk. - Gv tóm tắt nội dung chính của bài * Hướng dẫn về nhà:

- Tìm hiểu các bộ truyền chuyển động trong thực tế kĩ thuật. - Trả lời các câu hỏi cuối bài.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 : Trong máy cần truyền chuyển động vì:

- Động cơ và các bộ phận công tác thường đặt xa nhau. - Tốc độ của các bộ phận thường khác nhau.

- Cần truyền chuyển đông từ một động cơ đến các bộ phận khác của máy.

Câu 2 : Thông số đặc trưng cho tỉ số truyền là: i = nbd / nd = n2 / n1 = D1/ D2

Câu 3: Cơ cấu đài truyền và cơ cấu xích để truyền chuyển động quay giữa các trục cách xa nhau.

- Cơ cấu bánh răng để truyền chuyển động quay giữa các trục có khoảng cách nhỏ, truyền lực ( mô men xoắn lớn) tie số truyền chính xác.

Câu 4 : i = n2 / n1 = Z1 / Z2 = 50 / 20 = 2,5

Ngày soạn: ……… Ngày dạy:... ( Điều chỉnh khi giảng dạy : ...)

Một phần của tài liệu Giao an CN8 toan tap (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w