- Tương tác thuốc – thức ăn:
4.3.9. Bàn luận về sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan
năng gan
Phân tích các thuốc sử dụng trên bệnh nhân xơ gan:
- Cefoperazone-sulbactam: liều tiêm của cefoperazon không được quá
4g/ ngày ở những bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tắc mật [5, 43].
- Imipenem-cilastatin: được chuyển hóa và thải trừ chủ yếu trên thận, không có khuyến cáo điều chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan [5, 24, 43].
- Pefloxacin: liều khuyến cáo 8mg/kg. Liều pefloxacin được hiệu chỉnh trên bệnh nhân suy gan như sau [12]:
Bảng 4.2: Hiệu chỉnh liều pefloxacin ở bệnh nhân suy gan
Triệu chứng lâm sàng Khoảng cách đưa thuốc
Nếu không có vàng da và cổ trướng 2 lần/ 24 giờ
Nếu có vàng da 1 lần/ 24 giờ
Nếu có cổ trướng 1 lần/ 36 giờ
Vừa vàng da vừa cổ trướng 1 lần/ 48 giờ
Bệnh nhân có vàng da nên liều pefloxacin cần được giảm một nửa
(400mg/ ngày).
- Metronidazol: được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Ở bệnh nhân suy gan nặng, liều và khoảng cách đưa thuốc cần được hiệu chỉnh phù hợp với mức độ suy gan và nồng độ thuốc trong huyết tương cần được theo dõi [24]. Giảm liều từ 1 đền 3 lần, khoảng cách đưa thuốc 1 lần/ngày [29].
- Levofloxacin: không cần hiệu chỉnh liều vì thuốc được đào thải ở dạng không đổi qua nước tiểu [24].
- Colistin: được đào thải chủ yếu nhờ quá trình lọc cầu thận ở dạng không đổi hoặc dạng chuyển hóa [5].
Lựa chọn kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân suy gan: Lựa chọn
cefoperazon là không hợp lý vì cefoperazon được đào thải qua gan 70-80%,
có tỉ lệ liên kết với protein huyết tương lớn 90% [7]. Imipenem-cilastin, levofloxacin, colistin được lựa chọn sử dụng trên bệnh nhân suy gan là hợp lý vì thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận.
Hiệu chỉnh liều: Cả metronidazol và pefloxacin đều chưa được hiệu
chỉnh liều đúng trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Liều cần hiệu chỉnh
pefloxacin là 400mg/ lần/ngày, metronidazol là 500mg/lần/ngày. Tuy nhiên,
hai thuốc này đã được thay thế bằng levofloxacin và colistin đều là lựa chọn
và có liều dùng hợp lý. Sử dụng cefoperazon và các thuốc khác trên bệnh