BÀN LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH 1 Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm vi khuẩn dương tính

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện 19 8 (Trang 68)

- Tương tác thuốc – thức ăn:

4.2. BÀN LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH 1 Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm vi khuẩn dương tính

4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm vi khuẩn dương tính

Các bệnh nhân được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu đều được nội soi

phế quản ống mềm, lấy dịch rửa phế quản để xét nghiệm vi khuẩn, làm KSĐ.

Hình 3.3: cho thấy trong số 129 bệnh nhân, có 39 trường hợp có vi khuẩn

Bảng 3.6: chỉ rõ bệnh nhân có sử dụng kháng sinh và không sử dụng

kháng sinh trước nhập viện liên quan đến việc phân lập VK (-) và VK (+).

Bệnh nhân không sử dụng kháng sinh trước nhập viện cho kết quả phân lập

VK (+) nhiều hơn (38,7%) so với bệnh nhân có sử dụng kháng sinh trước

nhập viện (27,6%).

Mặc dù không định danh được vi khuẩn gây bệnh, nhưng dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, các thầy thuốc có thể dựa vào các biểu hiện nhiễm khuẩn và chỉ định kháng sinh tương đối hợp lý. Mặt khác, với các

bệnh nhân VPMPCĐ cần chỉ định kháng sinh càng sớm càng tốt. Khi nhập

viện, việc chậm sử dụng kháng sinh trên 6 giờ đều sẽ làm tăng tử vong với

bệnh nhân VPMPCĐ [10]. Vì vậy, do không có kết quả vi sinh ngay khi bệnh

nhân nhập viện và phần lớn là kết quả âm tính nên điều trị ban đầu theo kháng sinh kinh nghiệm là yêu cầu bắt buộc đối với mọi bệnh nhân VPMPCĐ [13].

4.2.2. Các chủng vi khuẩn phân lập được trong mẫu nghiên cứu

Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu được chỉ ra ở bảng 3.7. Các chủng vi khuẩn phân lập được trong mẫu nghiên cứu là Gram

âm chiếm 69,2% và Gram dương chiếm 30,8%. Điều này cũng phù hợp với

kết quả của một số nghiên cứu khác: Nguyễn Thị Đại Phong, tỷ lệ vi khuẩn

Gram âm chiếm 79,1% và tỷ lệ vi khuẩn Gram dương chiếm 20,9% [15].

Trong mẫu nghiên cứu có 4 chủng vi khuẩn chủ yếu: S.pneumoniae

chiếm 28,2%; M.catarrhalis là 25,6%; H.influenzae là 20,5%; K.pneumoniae

là 17,9%; các vi khuẩn khác gặp với tỷ lệ thấp. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu và một số tài liệu.

Nghiên cứu của Đinh Thị Thúy Quỳnh trên 299 mẫu dịch phế quản

dương tính: S.pneumoniae (37,8%), Catarrhalis Bramhamella (22,4%),

Nghiên cứu của Trần Văn Sáu: S.pneumoniae (35,92%), M.catarrhalis

(19,51%), K.pneumoniae (18,18%), Pseudomonas aeruginosa (7,32%), ...

[18].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hưng và Cs tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương: K.pneumoniae (45,1%), E.cloacea (14,5%), ... [11].

Các nghiên cứu tại các bệnh viện khác nhau có sự khác biệt về chủng loại vi khuẩn. Điều này có thể do dịch tễ học của từng vùng.

Theo một số tài liệu, các căn nguyên gây NKHHD cộng đồng là

S.pneumoniae, H.influenzae và M.catarrhalis [1, 10].

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện 19 8 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)