Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện 19 8 (Trang 39)

Nghiên cứu tiến cứu không can thiệp trên những bệnh nhân được chẩn đoán là VPQ và VPMPCĐ, được điều trị tại khoa Nội Lao và bệnh phổi. Bệnh nhân vào viện được khám tỉ mỉ, lập hồ sơ theo dõi bệnh nhân theo mẫu thống nhất (phụ lục 1).

Theo dõi các bệnh nhân được điều trị tại khoa với các tiêu chí nghiên cứu được ghi lại ở hồ sơ của bệnh nhân về:

* Các thông số về đặc điểm bệnh nhân.

* Phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ.

Việc phân lập vi khuẩn được tiến hành:

- Lấy bệnh phẩm: bệnh phẩm là dịch phế quản được lấy qua soi phế quản ống mềm tại khoa Nội Lao và bệnh phổi, bệnh viện 19-8.

- Phương pháp xác định vi khuẩn:

Bệnh phẩm là dịch phế quản cấy trong môi trường thạch máu ở 37oC trong 18-24 giờ với 5-10% CO2. Sau đó

+ Chọn khuẩn lạc nghi ngờ (chiếm đa số), nhuộm gram. + Thuần nhất vi khuẩn (cấy tăng sinh).

+ Xác định tính chất sinh vật hóa học, định danh vi khuẩn.

+ Làm kháng sinh đồ với môi trường Muller-Hillton, khoanh giấy

kháng sinh các loại, máy đo độ đục Mac Falan hoặc ống có độ đục 0,5 McF

chuẩn.

Tiến hành:

¾ Bắt 5-10 khuẩn lạc nghiền vào typ nước muối vô khuẩn sau đó đo độ đục chuẩn.

¾ Dùng tăm bông thấm huyền dịch vừa pha sau đó ria đều lên mặt thạch Mulller-Hillton.

¾ Đặt các khoanh giấy kháng sinh sao cho khoanh nọ cách khoanh kia 2cm, cách thành 1cm. Để ở nhiệt độ phòng 20 phút sau đó để vào tủ ấm 37oC trong 18-24 giờ.

¾ Đọc kết quả kháng sinh đồ theo CLSI 2006.

* Sử dụng kháng sinh trong điều trị NKHHD

- Kháng sinh sử dụng trước khi vào viện.

- Các kháng sinh sử dụng trong thời gian điều trị tại bệnh viện: kháng sinh khởi đầu và kháng sinh thay thế trong quá trình điều trị.

* Đánh giá tính hợp lý trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị NKHHD

- Lựa chọn kháng sinh điều trị NKHHD theo khuyến cáo (hướng dẫn

điều trị VPQ và VPMPCĐ theo các tài liệu: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Hướng dẫn xử trí các bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới không do lao) và kháng sinh đồ [6, 10].

- Đánh giá liều dùng và nhịp đưa thuốc kháng sinh so với khuyến cáo

của các tài liệu [5, 7, 24].

- Đánh giá hiệu quả điều trị:

+ Khỏi: hết các triệu chứng lâm sàng và được ra viện.

+ Đỡ: các triệu chứng đỡ nhiều, bệnh nhân có thể ra viện và dùng thuốc theo đơn.

+ Không khỏi: triệu chứng không giảm và có chiều hướng xấu đi. - Đánh giá về tính an toàn trong điều trị:

+ Tác dụng không mong muốn cần phải thay thuốc.

+ Các tương tác xảy ra khi sử dụng thuốc được phân tích theo các tài liệu [4-5, 24, 30, 34, 40, 43].

- Đánh giá sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy thận:

+ Sử dụng kháng sinh: an toàn với thận, con đường thải trừ, chất thải trừ còn độc tính hay không [7, 43].

+ Liều dùng của kháng sinh có được hiệu chỉnh theo mức độ suy thận theo khuyến cáo của các tài liệu [5, 29, 43]

- Đánh giá sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy gan:

+ Con đường chuyển hóa của thuốc, tỉ lệ liên kết thuốc – protein [7, 24].

+ Hiệu chỉnh liều dùng trên bệnh nhân suy gan theo khuyến cáo của các tài liệu [5, 24, 29, 43].

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện 19 8 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)