0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Bàn luận về các tương tác thuốc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN 19 8 (Trang 80 -80 )

- Tương tác thuốc – thức ăn:

4.3.7. Bàn luận về các tương tác thuốc

4.3.7.1. Tương tác kháng sinh – kháng sinh:

Có 2 cặp tương tác: ceftriaxon – gentamicin, levofloxacin –

clarithromycin. Tần suất gặp 1 lần mỗi cặp.

- Ceftriaxon - gentamicin: tăng độc tính trên thận. Đã có nhiều nghiên cứu

được báo cáo độc tính trên thận tăng lên khi phối hợp ceftriaxon và

gentamicin [5, 34, 40]. Tương tác ceftriaxon – gentamicin ở mức độ 4 (phối

hợp nguy hiểm) [4].

- Levofloxacin – clarithromycin: nguy cơ loạn nhịp có thể đe dọa tính mạng, bao gồm xoắn đỉnh. Mức độ nghiệm trọng chính, thời gian xảy ra chậm, nên

4.3.7.2. Tương tác kháng sinh – thuốc khác

Có 1 tương tác giữa kháng sinh và 1 thuốc khác ở mức độ nghiêm

trọng cần xem xét và dừng phối hợp: levofloxacin – methylprednisolon: làm

tăng nguy cơ viêm vỡ gân, đứt dây chằng, đặc biệt ởđối tượng người cao tuổi > 60 tuổi [24].

Tương tác levofloxacin – sắt: sắt làm giảm hấp thu của levofloxacin 79%. Cơ chế: do sắt tạo chelat với levofloxacin [4, 34, 40].

Tương tác cefoperazone – furosemid: tăng độc tính trên thận [4, 43].

Tương tác tinidazol – cimetidin: cimetidin làm giảm chuyển hóa của

tinidazol, làm tăng nồng độ của tinidazol. Cơ chế: cimetidin ức chế enzym gan, ức chế chuyển hóa của tinidazol tại gan. Báo cáo lâm sàng: nghiên cứu trên 6 đối tượng khỏe mạnh, sử dụng cimetidin 400mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

và tinidazol 600mg/ ngày, nồng độ đỉnh của tinidazol tăng 21%, AUC tăng

40%, T1/2 tăng 47% từ 7,66 giờ lên 11,23 giờ [34].

4.3.7.3. Tương tác giữa các thuốc khác

Các thuốc khác được sử dụng trong điều trị NKHHD bao gồm các

nhóm thuốc: hạ sốt, long đờm, giảm ho, kháng viêm, .... và các thuốc điều trị các bệnh mắc kèm.

Các thuốc được sử dụng trong điều trị ở mẫu nghiên cứu có nhiều tương tác thuốc song ở mức độ nhỏ, tần suất gặp ít. Đáng chú ý là 2 cặp tương tác sau:

- Ibesartan – kaliclorid: có thể làm tăng kali máu có thể đe dọa tính

mạng, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi, suy thận, tiểu đường [24].

- Imidapril – kaliclorid: có thể làm tăng kali máu, cần giám sát chặt chẽ khi sử dụng. Cơ chế imidapril làm giảm thải trừ aldosterol, kết quả là giữ kali. Tương tác ở mức độ 4 - phối hợp nguy hiểm, tránh phối hợp [4]. Tương tác được đánh giá ở mức độ trung bình, có thể xảy ra chậm [30].

4.3.7.4. Tương tác thuốc – thức ăn:

Một số thức ăn có ảnh hưởng đến hấp thu một số thuốc qua đường uống như: levofloxacin, pefloxacin, fexofenadin, ...

+ Các FQ: khi sử dụng cùng với sữa cần thận trọng, vì sữa làm giảm hấp thu các FQ [4, 40].

+ Fexofenadin: nước ép bưởi và một số hoa quả khác như táo, cam làm giảm hấp thu fexofenadin tại ruột non [30].

Đây là các tương tác thuốc theo lý thuyết, trên lâm sàng chúng tôi chưa nhận thấy các biểu hiện này. Song đây vẫn là cảnh báo thận trọng trong sử dụng thuốc. Các thầy thuốc nên cân nhắc và tránh phối hợp trong một số tương tác nghiêm trọng.


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN 19 8 (Trang 80 -80 )

×