Các Macrolid [2, 7, 10]

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện 19 8 (Trang 31)

Gồm các thuốc: erythromycin, clarithromycin, azithromycin,

roxithromycin.

* Cơ chế tác dụng: Các macrolid gắn kết thuận nghịch với tiểu phần 50 S của riboxom vi khuẩn, ức chế tổng hợp protein. Do đó, các macrolid có tác dụng kìm khuẩn.

* Đặc điểm dược động học - dược lực học: Là nhóm kháng sinh có cả hoạt tính diệt khuẩn phụ thuộc thời gian và có PAE trung bình hay dài. Do vậy để đạt được hiệu quả diệt khuẩn lý tưởng trong cơ thể thì kháng sinh cần đạt được lượng kháng sinh tối đa có mặt trong cơ thể, đó chính là tối đa AUC.

* Phổ tác dụng: Phổ tác dụng hẹp: tác dụng trên cầu khuẩn Gr (-), trực khuẩn Gr (+), vi khuẩn kỵ khí thực thụ, các vi khuẩn nội bào Mycoplasma, Legionella, Clamydia, Ricketsia, … Phần lớn các vi khuẩn Gr (-) ưa khí đều kháng tự nhiên với macrolid.

* Đặc điểm sử dụng trong điều trị NKHHD

Thuốc có thể được sử dụng thay thế cho các thuốc trong nhóm

penicillin trên các bệnh nhân không dung nạp thuốc. Các macrolid được sử

dụng trong điều trị VPQ cấp và bội nhiễm của VPQ mạn, VPMPCĐ nghi ngờ do các vi khuẩn nhạy cảm.

Clarithromycin có một tỷ lệ đáng kể thuốc còn hoạt tính thải trừ qua thận, khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy thận nặng cần điều chỉnh liều. Mặc dù, clarithromycin chuyển hóa ở gan lớn nhưng trên các đối tượng này

* Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp là các rối loạn tiêu hóa như nôn nao, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra có thể gặp các phản ứng dị ứng, viêm gan, vàng da, loạn nhịp, điếc có hồi phục. Khi dùng đồng thời với theophylin có thể dẫn đến cơn động kinh trên người cao tuổi.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện 19 8 (Trang 31)