Các Fluroquinolon [2, 10, 26]

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện 19 8 (Trang 32)

Gồm các thuốc: ciprofloxacin, levofloxacin, norfloxacin, moxifloxacin,

gemifloxacin, …

* Cơ chế tác dụng: FQ ức chế enzyme AND - gynase của vi khuẩn - là

enzyme xúc tác cho quá trình sao chép AND và một số một số quá trình khác

của tế bào vi khuẩn.

* Đặc điểm dược động học – dược lực học: FQ là nhóm kháng sinh có

hiệu lực kháng khuẩn phụ thuộc nồng độ và có PAE dài. Để đạt được hiệu quả diệt khuẩn lý tưởng trong cơ thể thì liều lượng kháng sinh phải đạt được nồng độ tối đa trong cơ thể. Nồng độ kháng sinh càng cao thì mức độ diệt khuẩn càng nhanh và mạnh, thông số dược lực, động lực tiên đoán hiệu quả

kháng sinh là peak/MIC hay 24giờ-AUC/MIC. Đối với FQ, trên vi khuẩn Gr

(-) thì 24giờ-AUC/MIC = 125 thì mới có hiệu quả, trên vi khuẩn Gr (+) FQ

chỉ cần đạt 24giờ-AUC/MIC = 25 là có hiệu quả.

* Phổ tác dụng: Có hoạt lực kháng khuẩn mạnh với nhiều chủng vi

khuẩn Gr (+) và Gr (-) nhưng ít có tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí.

* Chỉ định trong NKHHD: FQ có tác dụng trên Haemophilus spp

M.catarrhalis, Pseudomonas aeruginosa nên được chỉ định trong đợt cấp của viêm phế quản mạn. Dùng để điều trị viêm phổi do nhiễm khuẩn bệnh viện, thường được dùng với 1 β-lactamin hoặc với fosmycin. FQ cũng được khuyến cáo sử dụng là phác đồ điều trị VPMPCĐ ở mức độ nặng trung bình trở lên [10].

Điều trị VPMPCĐ, liều levofloxacin 500mg/ngày x 10 ngày. Liều cao

hơn 750mg/ngày x 5 ngày được phê chuẩn ở Mỹ điều trị VPMPCĐ, viêm

xoang cấp, … levofloxacin có thể đơn trị liệu hoặc phối hợp với các β-lactam [38].

* Tác dụng không mong muốn:

- Trên đường tiêu hóa: thường gặp gây các phản ứng khó chịu ở mức độ nhẹ. Hiếm gặp viêm kết tràng giả do Clostridium difficile.

- Trên thần kinh trung ương: choáng, đau đầu, mất ngủ, bồn chồn, run. Các thuốc trong nhóm có khả năng gây các cơn động kinh, đặc biệt nguy cơ cao

trên những bệnh nhân đã có tiền sử động kinh hay dùng kết hợp với

theophylin.

- Trên da: ngứa, phát ban.

- Các TDKMM hiếm gặp khác: bất thường về gan, nhạy cảm với ánh sáng,

ban da, viêm mạch, chứng đau khớp, thiếu máu tan máu, viêm thận, …

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện 19 8 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)