Chi nhánh Nam Sơn trực thuộc công ty TNHH một thành viên môi trường
đô thị Hà Nội đang hoạt động và thực thi theo một số văn bản pháp luật hiện hành và các quy định của công ty.
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 được quốc hội ban hành và thông qua ngày 29/11/2005 gồm 15 chương và 136 điều là quy định pháp luật cao nhất của nhà nước về môi trường và đã được sửđổi bổ sung ngày 23 tháng 6 năm 2014 thông qua kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII gồm 20 chương và 170 điều.
Đầu tiên kể đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đánh giá tác động môi trường không chỉ dừng lại ở việc phân tích dự án, phân tích hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án mà còn đưa ra các dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư. Việc xây dựng và vận hành bãi rác Nam Sơn sẽ gây ra các tác động ảnh hưởng tới cuộc sống của sinh vật, người dân, môi trường tại khu vực đó. Chính vì vậy, trước khi xây dựng bãi rác cần đánh giá tác động đến môi trường tại khu vực bãi rác và môi trường xung quanh. Bãi rác Nam Sơn được
đánh giá tác động môi trường từ năm 1998 (Báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn 1 dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn-Sóc Sơn-Hà Nội, 1998). Báo cáo đánh giá tác động môi trường trên được hội đồng thẩm định và phê duyệt.
Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT): Trước khi bãi rác đi vào hoạt
động cần đăng ký cam kết bảo vệ môi trường để tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Đó là văn bản pháp lý để tạo mối quan hệ ràng buộc giữa nhà quản lý, cộng đồng và chủ thể gây ô nhiễm. Để giải quyết các vấn đề phát sinh gây ô nhiễm môi trường. Trước khi bãi rác đi vào hoạt động phải đăng ký với địa phương cam kết môi trường.
Quan trắc môi trường: Tại bãi rác Nam Sơn có tổ chức quan trắc định kỳ 3 tháng 1 lần tại nhiều điểm trong bãi rác và khu vực xung quanh để đánh giá mức
độ ảnh hưởng của hoạt động chôn lấp rác và hoạt động khác đến môi trường tại khu vực nghiên cứu và xung quanh về các thông sốđối với môi trường đất, nước, không khí xung quanh so sánh với kết quảĐTM, TC, QCVN.
Chất thải rắn là vấn đề đang được Chính phủ và người dân tìm cách quản lý và xử lý một cách hợp lý để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. Vì vậy Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về quản lý chất thải rắn. Nghị định này quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chất thải.
Ngoài ra, các văn bản pháp lý khác như tiêu chuẩn Việt Nam , quy chuẩn Việt Nam, nghịđịnh, thông tư, chỉ thị, quyết định. Các văn bản này được cơ quan thực hiện theo đúng các quy định có trong đó.
+ TCXDVN 261:2001: Quy định tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn.
+ QCVN 25: 2009/BTNMT, cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
+ Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09-04-2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
+ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TC12 - 3733/2002/QĐ – BYT, TC21 - 3733/2002/QĐ – BYT : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định của Bộ Y tế
ban hành ngày 10/10/2002. (Tiêu chuẩn này quy định hàm lượng tối đa cho phép của một số hóa chất trong không khí vùng làm việc).
+ QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ QCVN 08: 2008/BTNMT, cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
+ QCVN 40: 2011/BTNMT, cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
+ QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. + QCVN 50: 2013/BTNMT, cột hàm lượng tuyệt đối cơ sở H (pmm): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải.
Đối với những xe trở rác vào bãi mà vi phạm trong các khâu như: che đậy chưa đúng kỹ thuật, không đảm bảo vệ sinh sau khi đã rửa, không đảm bảo an toàn khi chạy sẽ bị lập biên bản và đưa về các đơn vị quản lý xe đó.