Bãi rác Nam Sơn nằm ở vùng đồi thấp, phần lớn là thung lũng, có hồ nhỏ
và sạch chảy qua để tiêu nước mưa và cấp nước sông cho các hồ ao nhỏ. Về mùa khô hầu hết các hồ ao đều khô cạn. Mực nước ngầm ở khu vực chân đồi là 2m và trên đồi là 7m. Mực nước mặt vào mùa mưa là từ +8m đến 11,5m. Hướng của dòng chảy nước mặt chủ yếu chảy từĐông → Tây.
Nguồn nước mặt tại khu vực xung quanh bãi chôn lấp rác Nam Sơn là từ
+ Sông Công cách bãi chôn lấp khoảng 2km về phía Đông, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của vùng về mùa khô. Nguồn nước của Sông Công thời điểm chưa có bãi rác còn khá trong sạch, chưa bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước thải.
+ Hồ Phú Thịnh có diện tích khoảng 4ha có chức năng điều hòa: chứa nước mưa về mùa mưa và cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân dụng về
mùa khô.
+ Các mương rạch nhân tạo và tự nhiên dùng để tiêu và cấp nước.
Qua phân tích một số chỉ tiêu đểđánh giá môi trường nước mặt tại một số điểm lấy mẫu và kết quả thu được có khẳng định một số chỉ tiêu như TSS, BOD5, COD cũng khá cao. Tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng nước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nguồn thải B.
Nguồn nước ngầm được xem như rất hiếm, tại khu vực bãi chôn lấp nước ngầm nông, chủ yếu tồn tại trong các khe nứt của lớp đất phiến sét phong hóa. Chất lượng nước ngầm là rất tốt, phần lớn chỉ tiêu đều nằm dưới giới hạn cho phép trong tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ngầm.
Nguồn ô nhiễm lớn nhất và quan trọng nhất đối với môi trường nước (cả
nước ngầm lẫn nước mặt) của bãi rác là nước rò rỉ từ bãi chôn lấp.
Trong thành phần nước rò rỉ từ rác thải nồng độ các chất là rất cao: BOD (10.000mg/l), TOC (6.000 mg/l), COD (18.000mg/l), Nito hữu cơ (200mg/l), NO-3 (25mg/l), độ kiềm (3.000 mg/l).
+ Nước thải từ các nhà điều hành, khu vực văn phòng, khu nhà ở cũng
được thải ra nguồn nước mặt sau khi đã qua xử lý.
Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến môi trường nước là do hoạt động của khá đông những người nhặt phế liệu có trong rác cũng góp phần
đáng kể vào việc gây lan truyền nguồn ô nhiễm. Do không có kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường, những người nhặt phế liệu này nhặt tìm trong rác những thứ
có thể bán được, rửa sạch và phơi khắp nơi ở khu vực xung quanh. Họ có thểđổ
những hoạt động này tưởng chừng không đáng kể nhưng có ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.
Sau một thời gian đi vào hoạt động của bãi chôn lấp Nam Sơn hiện tại môi trường nước ở khu vực như sau:
+ Nguồn nước cấp cho sản xuất nông nghiệp từ hồ Phú Thịnh không còn nữa, vì hồ này đã trở thành hồ sinh học và nằm trong khu vực xử lý chất thải.
+ Dòng bổ cập cho nước ngầm bị thay đổi do không gian bãi chôn lấp và khu xử lý chiếm chỗ.
Tuy nhiên hiện nay xí nghiệp Nam Sơn đã có hệ thống xử nước rác, và nước mưa chảy tràn, kiểm soát chặt chẽ và xử lý triệt để nền chống thấm, tường bao ngăn cách khu xử lý chất thải với khu bên ngoài, vì vậy mà nguồn nước ngầm và nước mặt ở khu vực này không bịảnh hưởng nhiều ô nhiễm từ bãi rác.
Bảng 3.6. Chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác
TT Thông số phân tích Đơn vị NM 1 NM 2 ĐTM QCVN 08:2008 /BTNMT, cột B1 1 pH 7,02 7,25 6,8 5,5,-9 2 TSS mg/l 33 21 17,04 50 3 DO mg/l 5,12 5,05 6 ≥ 4 4 COD mg/l 18 22 9,51 30 5 BOD5 mg/l 8,5 10,5 3,3 15 6 NH4+ - N mg/l 0,31 0,24 0,14 0,5 7 F- mg/l 0,66 0,59 0,145 1,5 8 NO- 3 - N mg/l 0,71 0,84 1,21 10 9 As mg/l 0,002 0,002 <0,004 0,05 10 Cd mg/l 0,0002 < 0,0002 < 0,00016 0,01 11 Pb mg/l 0,003 0,003 < 0,002 0,05 12 Cu mg/l 0,002 0,002 0,0047 0,5 13 Zn mg/l 0,015 0,01 0,0124 1,5 14 Phenol mg/l < 0,001 < 0,001 0.00165 0,01 15 Coloform MPN/ 100ml 220 451 1.480 7.500
Kết quả của bảng 3.6 về 15 thông số đánh giá chất lượng nước mặt xung quanh bãi chôn lấp cho thấy:
Tất cả 15 thông số được phân tích đều vượt quá kết quả trong báo cáo của ĐTM.
Tuy nhiên, kết quả các thông số này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT, cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Đánh giá được chất lượng nước mặt xung quanh bãi chôn lấp vẫn đạt chuẩn.
Bảng 3.7. Chất lượng nước ngầm xung quanh bãi rác
TT Thông số phân tích Đơn vị NN 1 NN 2 NN 4 NN 5 NN 6 NN 7 NN 8 ĐTM QCVN 09:2008 /BTNMT 1 pH 7,32 7,01 7,02 7,34 7,24 6,88 7,65 7,01 5,5- 8,5 2 Độ cứng mg/l 121 44 55 68 95 78 236 106 1.500 3 As mg/l 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,004 0,05 4 Hg mg/l 0,002 0,0002 0,0002 0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 0,002 0,001 5 Pb mg/l 0,002 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,03 0,01 6 Cd mg/l 0,0002 0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,001 0,005 7 Mn mg/l 0,023 0,045 0,255 0,21 0,04 0,05 0,05 0,214 5 8 Fe mg/l 1,48 0,88 1,08 1,05 0,8 0,65 1,31 <0,1 0,5 9 F- mg/l 0,12 0,1 0,18 0,1 <0,1 <0,1 <0,1 0,43 1 10 E.Coli MPN/100ml KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0 0 11 Coliform MPN/100ml 0 0 0 0 0 0 0 3
Hầu hết các thông số nước mặt và nước ngầm sau khi được qua hệ
thống xử lý của bãi rác đều đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tuy nhiên còn một số
thông số ở một vài điểm vẫn vượt quá Quy chuẩn quy định như thông số sắt ở
nước ngầm hộ nhà anh Nguyễn Văn Trung. Điều này cho thấy nước mặt đã ảnh hưởng tới nước ngầm.
Các thông số nước mặt và nước ngầm đều vượt quá so với ĐTM. Tuy nhiên vấn đề không đáng lo ngại là những thông số đó đều nằm trong QCVN quy định.
Hình 3.9. Hiện trạng nước do người dân đánh giá
Qua điều tra phỏng vấn kết quả thu được từ người dân đánh giá nguồn nước sinh hoạt ở đây chủ yếu là dùng nước giếng khoan và giếng khơi. Nước máy chỉ chiếm có 17%.
77% các hộ dân được phỏng vấn đều trả lời nước không màu, 19% có màu nâu vàng và 4% có màu.
Về mùi của nước sinh hoạt cũng khá tốt.
Vậy theo đánh giá của người dân thì chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại khu vực này không có thay đổi nhiều so với trước khi có bãi rác.