Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi rác nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36)

Dưới đây là một số tiêu chuẩn và quy chuẩn sử dụng để so sánh:

+ TCXDVN 261:2001 Quy định tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn. + QCVN 25: 2009/BTNMT, cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.

+ QCVN 30: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò

đốt chất thải công nghiệp.

Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09-04-2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

+ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TC12 - 3733/2002/QĐ – BYT, TC21 - 3733/2002/QĐ – BYT : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định của Bộ Y tế

ban hành ngày 10/10/2002. (Tiêu chuẩn này quy định hàm lượng tối đa cho phép của một số hóa chất trong không khí vùng làm việc).

+ QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của một số

chất độc hại trong không khí xung quanh.

+ QCVN 08: 2008/BTNMT, cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

+ QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

+ QCVN 40: 2011/BTNMT, cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

+ QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. + QCVN 50: 2013/BTNMT, cột hàm lượng tuyệt đối cơ sở H (pmm): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải.

+ QCVN 03:2008 BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội

3.1.1. Hin trng tiếp nhn rác ti bãi rác Nam Sơn.

3.1.1.1. Giới thiệu chung về bãi rác

Bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km về phía Bắc, cách sân bay Nội Bài 15 km về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 3A (đi Thái Nguyên, Bắc Cạn) khoảng 3km về phía Tây và cách sông Công khoảng 2 km về phía Đông.

Bãi rác Nam Sơn được xây dựng với nhiệm vụ chính là tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hà Nội và của một số huyện của các tỉnh lân cận xung quanh thành phố Hà Nội, vận chuyển về bãi và xử lý nước rỉ rác theo đúng quy trình công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường. Bãi rác Nam Sơn hiện nay có tên là Công ty TNHH một thành viên môi trường độ thị Hà Nội – Chi nhánh Nam Sơn. Bãi rác Nam Sơn được thành lập từ năm 1999 và đi vào hoạt

động với tổng diện tích gần 85 ha, công suất xử lý 4.200 tấn rác/ngày đêm, hoạt

động 24/24h. Như vậy theo cách phân loại căn cứ vào quy mô bãi rác thì có thể

xếp bãi rác Nam Sơn vào loại bãi rác rất lớn. Căn cứ theo cấu trúc bãi chôn lấp rác thải Nam Sơn thuộc loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kếđểđổ rác thải vào sao cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Theo chức năng có thể bãi rác Nam Sơn có thểđược xếp vào loại bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị với toàn bộ lượng rác thải đô thịđược vận chuyển tới bãi để xử lý.

Hệ thống ô chôn lấp

Hình 3.2. Sơđồ bãi chôn lấp rác Nam Sơn

Khu vực chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm diện tích 55,99 ha, hệ thống giao thông nội bộ, nhà điều hành.

Bãi rác Nam Sơn có tất cả 10 ô chôn lấp, các ô chôn lấp được thiết kế xây dựng và vận hành theo đúng quy trình chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. Các ô chôn

lấp rác có cao độ mặt đê bao cao độ +15,0m, cao độ đáy bãi trung bình từ cao độ

+4,0m đến cao độ +6,0m. Đáy bãi được thiết kế phẳng có độ dốc >=1%. Đểđảm bảo ngăn nước rác không thấm xuống các lớp đất phía dưới, xâm nhập vào nguồn nước ngầm thì đáy ô chôn lấp được lót vải chống thấm HĐPE d=1,5mm.

Hiện tại các ô chôn lấp 1,2,3,4,5,6 đã đóng bãi; còn ô hợp nhất 7,8,9 đang vận hành đổ rác, ô số 10 đang được xây dựng và sắp đưa vào hoạt động.

Các ô đóng bãi có cao độ trung bình từ cao độ +33,0m đến cao độ

+35,0m, theo thiết kế các ô chôn lấp này có thể nâng lên cao độ +39,0m. Chi nhánh Nam Sơn có nhiệm vụ:

- Tư vấn, tiếp nhận quản lý và thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước rò rỉ từ bãi chôn lấp.

- Thực hiện các dịch vụ vệ sinh môi trường, bao gồm: làm sạch các công trình, cơ quan, nhà ở,….

- Tư vấn, tổ chức thi công và làm sạch, đẹp các hạng mục xây dựng công trình công cộng như: hè đường, bồn hoa,…

- Tư vấn, thực hiện quan trắc môi trường thường xuyên và định kỳ. - Kinh doanh dịch vụ vận tải và máy công trình.

- Cải tạo, sửa chữa: các sản phẩm cơ khí, thiết bị chuyên dùng và phương tiện cơ giới đồng bộ.

3.1.1.2. Các hoạt động cụ thể diễn ra trong bãi rác

Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý theo quy trình công nghệ duy trì vệ sinh môi trường thành phố Hà Nội được Sở Giao thông Công chính (nay là Sở Xây dựng Hà Nội) ban hành theo quyết định số 312/GTCC-GTĐT ngày 09/4/2007, phần hạng mục vận hành bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh công suất trên 4.200 tấn/ngày đêm. Dưới đây là sơđồ các công đoạn trong quy trình tiếp nhận và xử

lý CTR sinh hoạt tại bãi rác Nam Sơn, được thể hiện dưới hình 3.2 Quy trình quản lý và vận hành bãi.

Hình 3.3. Sơđồ quy trình vận hành bãi rác Nam Sơn

Hình 3.4. Xe chở rác đi lên ô chôn lấp (khu vực hồ sinh học)

Rác thải được vận chuyển từ các quận, huyện nội ngoại thành lên BCL phải qua cân điện tử để xác định tổng khối lượng xe và chất thải. Sau đó rác

được chuyển đến ô chôn lấp và đổ theo sự hướng dẫn của công nhân điều hành ở

bãi. Sau khi đổ rác, xe chở rác bắt buộc phải qua bể rửa gầm và bánh xe, trạm

Ô tô chở rác Cân điện tử Đổ rác San ủi

Phun dung dịch EM Rắc Bokashi

Đầm chặt San phủđất

Bơm nước rác Xử lý nước thải Xả nước thải

đã xử lý Đóng bãi cục bộ Lắp đặt hệ thống thoát khí Đóng bãi toàn bộ Trồng cây xanh

rửa thành xe và quay trở lại trạm cân xác định tải trọng xe (qua đó xác định được khối lượng rác thải= tổng khối lượng – tải trọng), kiểm tra xác nhận hết rác, qua chốt kiểm tra vệ sinh rồi rời khỏi bãi rác.

Hình 3.5. Rác được đổ từ xe chở rác vào các ô chôn lấp

Hình 3.7. Rác tại ô chôn lấp được san ủi

Hình 3.8. Phủđất và san ủi đất

Hiện tại, mỗi ngày URENCO 8 tiếp nhận khoảng 400 đến 434 xe rác tương đương khoảng 4200 tấn rác/ngày đêm, thời gian tiếp nhận rác 24/24 giờ

07 tháng của năm 2014 ta được số liệu về khối lượng rác trong 1 ngày đêm và số

xe chuyên chở rác được thể hiện bằng bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp khối lượng rác xử lý tại bãi rác Nam Sơn Tháng Khối lượng rác (Tấn) Số lượt rửa xe (Chuyến) Khối lượng rác 1 chuyến (Tấn/chuyến) 4/2014 122.665,280 12.911 9,50 5/2014 124.049,280 13.158 9,43 6/2014 120.336,650 12.825 9,38 7/2014 122.967,670 13.057 9,42 8/2014 124.233,760 13.101 9,48 9/2014 117.756,660 12.734 9,25 10/2014 122.613,500 13.431 9,13 Tổng 854.622.800 91.217

Qua theo dõi tại bãi rác Nam Sơn từ tháng tháng 4 đến tháng 10 năm 2014 thu được bảng số liệu trên.

Khối lượng rác qua các tháng trong năm 2014 tăng dần đều.

Lượng rác trung bình 01 tháng là 122.613,500 tấn tương ứng với 13.031 chuyến xe rác từ đó tính được khối lượng rác trên một chuyến 9,13 tấn rác/chuyến xe.

Có thể nói lượng xe rác vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn tăng trong mỗi ngày dẫn tới lượng rác cũng ngày càng tăng.

Theo kết quả điều tra từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều thì mỗi ngày trung bình khoảng 434 chuyến xe trở rác vào BCL và tất cả các xe đều được rửa xe trước khi ra khỏi BCL. Lượng nước rửa xe ước tính trung bình 0,1 m3/xe; như

vậy mỗi ngày lượng nước thải phát sinh ở khu vực này khoảng 40 – 47 m3/ngày. Nước thải sau khi rửa sẽ theo hệ thống thu gom riêng và dẫn đến 1 bể lắng đơn giản gồm sỏi, cát, than hoạt tính được đặt gần suối, phần nước trong được thải hồi trở lại suối, phần bùn đất lặng cặn được định kỳ xúc, hót vận chuyển lên bãi chôn lấp rác.

Bảng 3.2. Khối lượng rác xử lý tại bãi rác Nam Sơn (theo năm) Năm Khối lượng trung bình 01 ngày (Tấn) Tổng khối lượngrác (Tấn) Cộng dồn (Tấn) 2008 2.551 930.958 6.020.547 2009 2.985 1.089.493 7.110.040 2010 3.372 1.230.726 8.340.766 2011 3.792 1.384.017 9.724.783 2012 4.062 1.486.593 11.211.377 2013 3.996 1.458.569 12.669.945 Tháng 4/2014 3.963 1.204.734 13.874.679 ( Nguồn URENCO, 2014)

Từ bảng 3.2 có nhận xét lượng rác tăng đều qua các năm. Khối lượng rác trung bình trong một ngày được xử lý tại bãi Nam Sơn qua các năm từ năm 2008

đến tháng 4 năm 2014 ngày một tăng dẫn tới tổng khối lượng rác trong một năm cũng ngày một tăng và cho đến tháng 4 năm 2014 tổng khối lượng rác tính từ

năm 2008 đã lên tới 13.874.679 tấn (URENCO, 2014).

3.2. Hiện trạng môi trường của bãi chôn rác Nam Sơn

3.2.1. Hin trng môi trường không khí

Sóc Sơn là một huyện trực thuộc thành phố Hà Nội nhưng có địa hình và khí hậu khác với các huyện khác của Hà Nội (mang đặc trưng địa hình và khí hậu của vùng đồng bằng Bắc bộ), Sóc Sơn mang đặc trưng của một vùng chuyển tiếp sang vùng trung du và miền núi (vùng bán sơn địa). Do không có trạm khí tượng tại Sóc Sơn nói chung và 3 xã liên quan đến khu liên hợp xử lý nói riêng, phù hợp với yêu cầu kĩ thuật vềĐTM. Khí hậu đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động diễn ra trong bãi rác.

Cũng như các nơi khác thuộc Bắc bộ, khí hậu khu vực nghiên cứu mang

đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Có 2 mùa phân biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió Đông Nam kéo dài từ tháng V đến tháng X. Mùa khô (mùa ít mưa) trùng với mùa gió Đông Bắc, kéo dài từ tháng XI

đến tháng IV năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,30C, trung bình tháng thấp nhất 16,30C (tháng I) và trung bình tháng cao nhất là 29,20C (tháng VII).

Mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hồ Phú Thịnh và các ao hồ khác trong vùng . Mưa lớn gây ngập úng cho cả vùng. Lượng mưa trung bình năm là 1568,3mm, lượng mưa trung bình tháng lớn nhất đạt 294,1mm (tháng VIII) và trung bình tháng thấp nhất là 20,1mm (tháng XII).

Gió trong khu vực tương đối ổn định cả về hướng và tốc độ. Hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng X đến tháng III với tần suất 12%. Gió Đông Nam xuất hiện nhiều nhất vào từ tháng IV

đến tháng IX với tần suất 30%. Hàng năm khu vực còn chịu ảnh hưởng của bão và lốc. Bão, lốc kèm theo mưa lớn đã gây thiệt hại không nhỏ cho khu vực.

Khí sinh ra trong quá trình phân hủy rác thải và nước rò rỉ tạo nên mùi hôi thối khó chịu, nếu không được quản lý sẽảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và mỹ quan của khu vực xung quanh. Khí thải từ BCL của bãi rác Nam Sơn được thu gom lại nhờ hệ thống ống dẫn trong lòng BCL và đưa lên. Từ tháng 11 năm 2010 dự án thu hồi khí theo chương trình CDM do nước ngoài thực hiện đang tiến hành thu hồi khí ở ô chôn lấp số 4,5,6 đểđốt. Lượng khí thu hồi thấp khoảng 1500m3 khí/ngày.

Bảng 3.3. Độồn trong và ngoài bãi rác Nam Sơn TT Tên mẫu Đơn vị (dBA) Kết quả Kết quả ĐTM TCVSLĐ TC12 – 3733/2002/QĐ - BYT QCVN 26:2010/BTNMT 1 TÔ1 dBA 78 55,3 85 - 2 TÔ2 dBA 67 51,8 - 70

Kết quảđo độ ồn trong môi trường lao động ở bảng 3.3 đạt 78dBA trong khi đó kết quả của ĐTM chỉ là 55,3 dBA nhưng vẫn nằm trong quy định của TCVSLĐ TC12 – 3733/2002/QĐ – BYT ởđây quy định là 85dBA. Đây là tiêu chuẩn thứ 12 của tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ – BYT về quy định hàm lượng tối đa cho phép của một số hóa chất trong không khí tại vùng làm việc và điểm thực

hiện đo ởđây là điểm tại môi trường lao động nên phải áp dụng tiêu chuẩn này

để so sánh.

Tại môi trường xung quanh độ ồn chỉ được đo tại một điểm đó là điểm cách trục ô chôn lấp theo hướng gió đông bắc 300m. Kết quả cho thấy độ ồn tại

đây là 67 dBA, kết quả này cao hơn kết quả trong ĐTM là 51,8 dBA nhưng vẫn nằm trong giới hạn QCVN 26:2010/BTNMT quy định là 70 dBA. Tại đây độ ồn lại được so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT vì quy chuẩn này quy định hàm lượng tiếng ồn xung quanh môi trường làm việc.

Bảng 3.4. Chất lượng không khí tại khu vực chôn lấp

TT Thông số Đơn vị K1 TC21-3733/2002/QĐ - BYT

1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,075 6 2 CO mg/m3 2,38 40 3 NOx mg/m3 0,254 10 4 SO2 mg/m3 0,035 10 5 Cd mg/m3 <0,0001 0,05 6 CH4 mg/m3 21  7 H2S mg/m3 0,266 15

Bảng 3.5 đưa ra một số thông số trong môi trường không khí tại khu vực chôn lấp. Nhìn vào đó ta thấy khí có khí mêtan (CH4) và khí cacbonoxit (CO) là hai khí có hàm lượng cao nhất, các khí khác có hàm lượng rất ít. Tuy nhiên các thông số này được đem đối chiếu với tiêu chuẩn thứ 21 của 3733/2002/QĐ- BYT thì vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Bảng 3.5. Chất lượng không khí xung quanh ô chôn lấp đang hoạt động TT Thông số Đơn vị K2 QCVN 05:2013 & 06:2009/BTNMT

1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,054 0,3 2 CO mg/m3 1,38 30 3 NOx mg/m3 0,08 0,2 4 SO2 mg/m3 0,122 0,35 5 Cd mg/m3 <0,0001 0,0004 6 SO2 mg/m3 0,001  7 CH4 mg/m3 19  8 H2S mg/m3 0,031 0,042

Từ kết quả phân tích của một số thông số của môi trường không khí xung quanh các ô chôn lấp đang hoạt động có đưa ra đánh giá chất lượng không khí xung quanh các ô chôn lấp đang hoạt động vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Cũng như tại khu vực chôn lấp thì xung quanh ô chôn lấp hàm lượng cao nhất vẫn là CH4 và CO tiếp đên là SO2. Tuy nhiên các thông số vẫn nằm dưới QCVN quy định Các xe cơ giới nặng vận chuyển rác từ nội thành đến hoạt động thường xuyên và chủ yếu vào ban đêm, điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến cộng

đồng dân cư hai bên đường. Bụi và mùi sú uế của bãi rác, cũng như các vector gây bệnh như chuột, bọ,v.v... cũng tác động đến kinh tế - xã hội cần được quan tâm.

3.2.2. Hin trng môi trường nước

Bãi rác Nam Sơn nằm ở vùng đồi thấp, phần lớn là thung lũng, có hồ nhỏ

và sạch chảy qua để tiêu nước mưa và cấp nước sông cho các hồ ao nhỏ. Về mùa khô hầu hết các hồ ao đều khô cạn. Mực nước ngầm ở khu vực chân đồi là 2m và trên đồi là 7m. Mực nước mặt vào mùa mưa là từ +8m đến 11,5m. Hướng của dòng chảy nước mặt chủ yếu chảy từĐông → Tây.

Nguồn nước mặt tại khu vực xung quanh bãi chôn lấp rác Nam Sơn là từ

+ Sông Công cách bãi chôn lấp khoảng 2km về phía Đông, là nguồn cung

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi rác nam sơn, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36)